Tìm Hieu Sinh Hoc Plus
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thông tin ngành ĐVCX Phần II

Go down

Thông tin ngành ĐVCX Phần II Empty Thông tin ngành ĐVCX Phần II

Bài gửi by Admin Sat Jun 20, 2015 6:28 pm

7.3.3. Tổng bộ chim bay (Volantes) hay chim có lưỡi hái (Carinatea)

Gồm tất cả các loài chim c̣n lại (khoảng gần 9000 loài). Cánh, xương ức, bộ lông có cấu tạo điểm h́nh của chim, phát triển có khả năng bay. Các lài chim có kích thước rất khác nhau, từ chim ruồi có thể trọng không quá 10g đến các loài nặng tới hàng chục kilogam nhưng tất cả các loài chim bay đều có dạng cơ thể thống nhất, h́nh ô van ngắn. Sự đa dạng của chim thể hiện rất lớn. Tổng bộ có tới 35 bộ.

Sau đây là một số bộ điển h́nh.

Bộ Bồ nông (Pelecaniformes)

Gồm những loài Chim sống ở nước, bơi lặn giỏi và bay giỏi. Chúng có chân ngắn với 4 ngón có màng bơi nối với nhau, Chim non yếu.

Đại diện: Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis philippensis) mỏ có túi da thường làm tổ tập đoàn lớn. Cốc đế (Phalacrocoax carbo) làm tổ và trú đông. Ở vài địa phương cốc đế được nuôi để bắt cá.



H́nh 7.8. Chim ṃ công thanh lịch

Bộ ngỗng (Anseriformes)

Gồm những Chim bơi ở nước. Hầu hết các loài đều bơi giỏi. Chúng có chân ngắn, có màng bơi nối liền 3 ngón trước, mỏ rộng, bờ mỏ có những tấm sừng ngang, lưỡi dày, hai bên cũng có những răng cưa nhỏ, có tuyến phao câu phát triển, Chim trống có cơ quan giao cấu dài xoắn nằm trong xoang huyệt, Chim non khỏe. Phân bố khắp thế giới. Ở ViệtNam có 20 loài trong đó có 16 loài trú đông.

Đại diện: Ngỗng trời (Anser anser) trú đông, ở đồng bằng gần bờ biển cho đến nam Thừa Thiên. Vịt trời (Anas poecilorhyna) loài định cư và trú đông, ở miền Bắc cho tới Huế. Ṃng két (A nascrecca) di trú về miền Bắc ở nước ta từ tháng 9.

Bộ Hạc (Cioniiformes)

Gồm những loài Chim thường lội nước kiếm ăn ở đồng ruộng lầy, bờ sông. Chúng đi giỏi, bay giỏi, có mỏ dài, cổ dài, chân cao. Chân có 4 ngón tự do, ngón cái lớn và cùng hàng với những ngón trước. Làm tổ tập đoàn. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 31 loài.

Đại diện: Diệc xám (Ardea cinera) loài trú đông, c̣ trắng (Egretta garzetta), c̣ lửa (Ixobrychus cinnamomes).

Bộ Sếu (Gruiformes)

Gồm hầu hết những loài Chim sống chủ yếu ở băi cỏ, nơi có nhiều cây bụi thấp, đầm lầy, ao hồ có nhiều cây thủy sinh. Phần lớn chạy giỏi, bay kém (trừ sếu). Chân thường có 4 ngón, ngón cái thường nằm cao hơn. Chim non khỏe. Ở Việt Nam có 22 loài.

Đại diện: Cuốc (A maurornis phoenicurus) (h́nh 96) về mùa sinh dục (cuối xuân) con đực kêu suốt ngày đêm. Xít (Porphyrio porphyrio) phá hoại hoa màu. Sâm cầm (Fulica atra) Chim trú đông, thịt ngon được dùng để tiến cung vua chúa; sếu xám (Grus nigricollis) và kịch (Galllinula chloropus).

Bộ rẽ (Charadriiformes)

Gồm phần lớn Chim sống ở những chỗ trống trải, gần các bờ nước, những chỗ nước nông. Một số loài sống ở các băi cỏ, bụi cây nhỏ ở chân núi. Phần lớn có chân dài, có 4 ngón (ngón sau rất bé) hay ba ngón. Chim non khỏe. Ở Việt Nam có 48 loài phần lớn là Chim trú đông.

Đại diện: Choi choi (Pluvialis dominica). Chim trú đông, rẻ già (Scolopax rusticola), te cựa (Vanellus duvaucellii). Chim định cư.

Bộ Ṃng bể (Lariformes)

Gồm những Chim ở nước, bay, bơi giỏi song không lặn được đi lại dễ dàng trên mặt đất, có thể bắt mồi trong khi bay, sống ở bờ biển, bờ sông và các hồ lớn. Chân chúng có màng bơi, ngón cái nhỏ và cao hơn, cánh dài khỏe. Chim non mới nở phủ lông bông, song Chim bố mẹ vẫn phải mớm mồi. Ở Việt Nam có 16 loài.

Đại diện: Ṃng bể (Larus brunnicephalus) loài di cư về miền nước ta.

Bộ Gà (Galliformes)

Gồm những loài Chim kiếm ăn bằng cách bới đất ở các bụi thấp, bay nặng nề và không được xa, có chân to khỏe, ngón cái cao, có cựa và bộ lông mă (con trống), cánh tṛn, phần lớn đa thê, Chim non khỏe.

Đại diện: Gà rừng hay gà cỏ (Gallus gallus) được coi là tổ tiên gà nhà, gà gô hay đa đa (Fracolinus pintadeanus), công (Pavo muticus), gà lôi trắng (Lophura nycthemera), trĩ đỏ (Phasianus colchicus).



H́nh 7.9. Gà trống rừng và Gà gô đen to

Bộ Bồ câu (Columbiformes)

Gồm những Chim bay giỏi, có thể bay được những đường gấp khúc, song đi chậm và vụng về. Chim có chân ngắn, mỏ yếu có đoạn gốc mềm có da bao bọc (cenoma) mang hai lỗ mũi, đơn thê, Chim non yếu. Ở Việt Nam có 22 loài phần lớn là những loài định cư.

Đại diện: Cu gáy (Streptopelia chinensis), cu sen (Streptopelia orientalis), cu luồng (chalcophaps indica).

Bộ Cắt (Falconiformes)

Gồm những Chim ăn thịt, săn mồi ban ngày, dùng mỏ phối hợp với chân để xé con mồi thành những mảnh nhỏ để ăn; có chân mỏ khỏe, móng cong nhọn và sắc, hàm trên dài hơn và quặp hẳn xuống, gốc mỏ có màng da mềm (cenoma) mang hai lỗ mũi. Đơn thê, đôi cắt sống chung với nhau nhiều năm, có đôi khi suốt đời song chỉ trong mùa sinh sản. Chim non yếu có lông tơ trắng. Ở Việt Nam có 42 loài.

Đại diện: Cắt lưng hung (Falco tinnunculus), ưng Ấn Độ (A ccipiter trivirgatus indicus), đại bàng (A quilla), diều hâu (Milvus), ó cá (Pandion haliaetus) có thể quắp cá lên khỏi mặt nước, kền kền (Gyps indicus) ăn xác chết.

Bộ Cú (Strigiformes)

Gồm những Chim ăn thịt, săn mồi lúc nữa đêm và lúc hoàng hôn. Cú có mỏ và chân cấu tạo như kiểu Chim ưng, song có đầu to, cổ ngắn, lông mặt xếp thành hai ṿng chung quanh mặt thành đĩa mật, bộ lông dày xốp, mắt và tai rất phát triển. Đơn thê, Chim non yếu. Ở Việt Nam có 19 loài.

Đại diện: cú (A thene, Otus), cú lợn (Tyto alba) có tiếng kêu giống lợn, thù th́ (Ketupa), vọ (Glaucidium).

Bộ Vẹt (Psittaciformes)

Gồm những Chim đặc thù sống trên cây, leo trên cành cây bằng chân và bằng mỏ. Chúng có chân ngắn, khỏe có 4 ngón kiểu leo trèo (hai ngón hướng về phía trước, hai ngón hướng phía sau); mỏ to ngắn, khỏe và quặp, hàm trên khớp động với xương sọ, lông màu sáng và rực rỡ. Vẹt sống đơn thê. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 9 loài.

Đại diện: vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri).

Bộ Cu Cu (Cuculiformes)

Gồm nhiều loài Chim sống trên cây hoặc trong các bụi rậm, chúng có chân kiểu trèo, mỏ hơi cong, phần lớn loài có lông màu xỉn (xám, hung đen, có điểm vằn trắng ở bụng) sống đơn thê hoặc đa thê. Những loài đa thê có tập tính đẻ nhờ (kí sinh tố). Hầu hết bao gồm những loài Chim có ích v́ tiêu diệt những loài sâu bọ phá hoại cây trồng và cây rừng. Ở Việt Nam có 17 loài.

Đại diện: Chim coọc hay phượng (Phaenicophaeus tristris) và b́m bịp (Centropus) là những loài đơn thê, tu hú (Eudynamis scolopacea), bắt cô trói cột (Cuculus micropterus), và t́m vịt (Cuculus merulinus) là những loài đa thê.

Bộ Gơ kiến (Piciformes)

Gồm những loài Chim leo trèo dọc thân hay cành cây, chúng có chân kiểu trèo song ngón cái có khi tiêu giảm nhiều hoặc ít hay tiêu biến hẳn, mỏ to, khỏe và lưỡi dài, đuôi gồm lông cứng và điểm tỳ vào cây, màu lông thường rực rỡ, sống đơn thê, thường tự đào tổ trong các hốc cây. Gơ kiến rất có ích cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở Việt Nam có 35 loài.

Đại diện: Gơ kiến vàng lớn (Chrysocolaptes), cu rốc đầu đỏ (Magalaima).

Bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes)

Gồm những loài Chim kiếm ăn vào lúc chập tối hay ban đêm bay giỏi, vừa bay vừa há rộng miệng để đớp sâu bọ. Mỏ cú muỗi ngắn nhưng rất rộng, ở mép mỏ có lông tơ dài cứng, bộ lông màu tối lẫn với màu lá khô hay vỏ cây, chân ngắn với các ngón rất yếu nên chúng đi rất vụng về, sống đơn thê. Chim non mới nở mở mắt, phủ lông bông song Chim bố mẹ phải nuôi bằng cách Chim non tự mổ mồi ở mỏ Chim bố mẹ, cú muỗi là loài Chim có ích. Ở Việt Nam có 6 loài.

Đại diện: Cú muỗi (Caprimulgus).

Bộ Yến (A podiformes)

Gồm những Chim bay rất giỏi, không đi được, hầu như mọi hoặc động của chúng đều thực hiện trên không. Cánh yến rất dài và hẹp, chân ngắn, khỏe với 4 ngón hầu như hướng về phía trước do ngón cái có khả năng xoay được. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 6 loài.

Đại diện: Yến hồng xám (Collocalia francia). Tổ yến làm bằng nước bọt Chim yến được dùng làm thực phẩm rất có giá trị.

Bộ Sả (Coraciiformes)

Gồm đa số Chim mỏ dài, có khi rất lớn, chân ngắn và bộ lông thường có nhiều màu sắc sặc sỡ. Tất cả đều làm tổ trong hốc cây, hốc đá hoặc trong hang dưới đất. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 30 loài.

Đại diện: Ḅng chanh (A lcedo atthis), bói cá (Ceryle), trẩu (Merpos, Nyctyornis), đầu ŕu (Upupa epops), hồng hoàng (Buceros bicornis).

Bộ Sẻ (Passeriformes)

Bộ Sẻ là bộ Chim đông nhất, gồm hơn nửa số Chim hiện nay. Nhiều loài Chim sẻ bay giỏi, di chuyển dễ dàng trên mặt đất và trên cành cây, đa số nhảy bằng hai chân cùng một lúc. Chân cao, có 4 ngón, song ngón cái hướng phía sau và có móng lớn hơn móng ngón giữa. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 394 loài.

Đại diện: sơn ca (Alauda gulgula), nhạn (Hirundo rustica), ch́a vôi (Moctacilla alba), chào mào, bông lau (Pycnotus), bách thanh (Lanius schach), sáo đá, sáo sậu (Sturnus), vàng anh (Oriolus), yểng (Gracula religiosa), chèo bẻo (Dicrurus), quạ đen (Corvus macrorhynchus), ác là (Pica pica), chích cḥe (Copsychus), họa mi, bạc má, liếu điếu, khiếu, bạch đầu (Garrulax), Chim sâu (Dicaeum), bă trầu (Aaethopyga siparaja), Chim khuyên (Zosterops), sẻ nhà, sẻ núi (Passer), di đá, di cam (Lonchura).

7.4. Nguồn gốc của chim

Chim bắt nguồn từ Ḅ sát cổ. Hoá thạch chim cổ nhất được t́m thấy vào cuối kỷ Jura. Tiêu bản chin cổ Archeopteryx có đầy đủ những đặc điểm của chim như: Cơ thể có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, xương bả h́nh kiếm, xương đ̣n thành chạc đ̣n, sọ có hốc mắt lớn. Bên cạnh đó chim cổ c̣n mang nhiều đặc điểm của Ḅ sát như: Bộ xương không xốp, đốt sống lơm hai mặt, đuôi dài khoảng 20 đốt, mỗi đốt mang hai lông vũ, các đốt sống ngực không khớp với nhau, xương mỏ ác không phát triển, có sườn bụng, xương sườn không có mấu t́, hai hàm đều có răng, các xương cổ chân chưa gắn liền hết với xương ống chân. Do cấu tạo như vậy mà chim cổ chưa có khả năng bay thực sự mà chỉ bay chuyền từ cành này sang cành khác. Chim cổ kỷ Jura không phải là tổ tiên trực tiếp của chim ngày nay. Tổ tiên trực tiếp phải là dạng nguyên thuỷ hơn.

Người ta giả thuyết rằng có những loài Ḅ sát cổ (Pseudosuchia) nào đó có đời sống leo trèo trên cây, sau đó vảy sừng phát triển dài và rộng mọc trên màng cánh ở hai bên thân và đuôi, tiếp theo là sự chuyên hoá của hệ cơ và bộ lông vũ của cánh, sự chuyên hoá này có thể bắt nguồn từ kỷ Tam Điệp, đến kỷ Phấn Trằng đă xuất hiện chim bay được như Ichtyonis có cỡ bằng ṃng bể, có cánh và xương lưỡi hái rất phát triển, tuy nhiên c̣n mang răng trên xương hàm, đốt sống lơm hai mặt, các đốt sống đuôi chưa gắn liền thành xương cùng. Loại chim có răng này bị tiêu diệt vào cuối kỷ Phấn trắng.

Cuối kỷ Phấn trắng và đầu kỷ Đệ Tam cách đây khoảng 70 - 40 triệu năm, chim phát triển mạnh và h́nh thành nhiều hướng khác nhau phát triển thành các bộ chim khác nhau ngày nay.

7.5. Một số đặc điểm sinh thái của Chim

7.5.1. Điều kiện sống và sự phân bố địa lư

Chim phân bố hầu khắp trên thế giới, ở Bắc cực có 4 loài Chim và ở Nam cực có nhạn biển. Chim có mặt trên dăy Himalaya ở độ cao 7000m, ở sa mạc Sahara (châu Phi), sa mạc Gôbi (châu Á). Sở dĩ Chim có khả năng phân bố rộng v́ Chim là động vật đẳng nhiệt (nhiệt độ cơ thể ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ của môi trường), sự sinh sản và khả năng ấp trứng hoàn chỉnh. Nhờ khả năng bay, Chim dễ dàng vượt qua những chướng ngại vật (sông, núi,…)

7.5.2. Chu kỳ hoặc động ngày đêm và mùa

Chu kỳ hoặc động ngày và đêm gắn liền với khả năng kiếm thức ăn và chịu ảnh hưởng của độ chiếu sáng. Phần lớn những loài Chim hoặc động ban ngày bao gồm những Chim bắt mồi bằng thị giác, c̣n ngủ về ban đêm. Nhưng có một số loài Chim hoặc động về ban đêm nhất là vào lúc hoàng hôn như cú, cú muỗi, vạc. Chim không có tập tính ngủ đông như ḅ sát, ếch nhái mà chỉ khi gặp điều kiện sống không thuận lợi chúng di trú đến những vùng có điều kiện sống tốt hơn.

7.5.3. Sự di trú

Điều kiện sống không thuận lợi trong mùa đông đă ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Chim dẫn đến sự di trú. Ở nước ta vào khoảng tháng 10, tháng 11 có nhiều loài Chim từ phương Bắc di trú về nước ta như: ṃng két, vịt trời, ngỗng trời, sếu, ch́a vôi,… tổng cộng có tới 227 loài Chim khác nhau, vào khoảng tháng 3 khi trời bắt đầu ấm chúng lại bắt đầu bay về xứ sở cũ.

7.5.4.Thức ăn

Thành phần thức ăn của các loài Chim có lẽ bao gồm hầu hết các dạng động vật và thực vật có trên Trái đất. Tất cả những ǵ mà động vật ăn được đều có thể là thức ăn của Chim. Thức ăn của Chim có thể là các loài tảo nhỏ bế đến xác chết của những con thú lớn. Loài tảo đơn bào (tảo lục) nhỏ bé là thức ăn chính của ngót ba triệu Chim hồng hạc tập truing thành những đàn lớn ở bờ hồ nước mặn Đông Phi.

Theo tỷ lệ thành phần thức ăn có thể phân loại Chim ra ba nhóm sinh thái cơ bản sau: Chim ăn động vật, Chim ăn thực vật và Chim ăn tạp. Trong mỗi nhóm lại có thể chia ra thành nhiều nhóm nhỏ và thê sự phân chia này có tính chất quy ước v́ rằng Chim ăn thịt là gộp tất cả các loài Chim ăn động vật khác và cả côn trùng. Nhưng trong nhóm Chim ăn thịt có nhiều loài chỉ bắt một dạng mồi mà thôi. Do đó có thể lại gọi tên những Chim đó theo tên con mồi, ví dụ Chim ăn rắn (Chim bắt rắn), Chim ăn Chim (các loài cắt), Chim ăn gặm nhấm (các loài cú, các loài ó), Chim ăn cá …..

7.5.5. Sinh sản

Các loài Chim đạt tới tuổi thành thục sinh dục khác nhau. Thư­ờng Chim phát dục vào tuổi năm thứ hai. Vài ví dụ : C̣ Ciconia - 3 tuổi; diệc Ardea – 1 tuổi; quạ Corvus – 2 tuổi; Chim ư­ng lớn Aquila– 5 tuổi.

Sự khác biệt bề ngoài của Chim trống và Chim mái rất đa dạng, sự khác nhau của con trống và con mái trư­ớc hết ở kích thước cơ thể thư­ờng con trống to hơn con mái chút ít, nhiều loài Chim con trống khác con mai ở mày sắc và tiếng hót, tính t́nh.

Hầu hết các loài Chim có tỷ lệ giới tính bằng nhau. Đồi khi ở một số loài tỷ lệ này bị phá vỡ. Như­ ở một số Chim ăn thịt con mái chiếm đa số. Ở Chim trưởng thành tỷ lệ đực cái khác nhau thường do cư­ờng độ tử vong của Chim đực và cái trong thời kỳ Chim non khác nhau.

Trong thời kỳ sinh sản mỗi một Chim th­ường làm tổ trong một khu vực hẹp từ năm này sang năm khác. Chim non sau khi trư­ởng thành sinh dục cũng th­ường đến làm tổ ở gần nơi đẻ. Như­ vậy nơi làm tổ của một quần thể th­ờng đư­ợc chiếm cứ trong một thời gian dài.

Phương thức làm tổ đặc trưng v́ có tính di truyền đối với từng loài Chim. Cách thức chung của việc làm tổ không chỉ đặc trưng cho loài mà c̣n cho cả nhóm loài (giống, họ….). Tuỳ theo từng nhóm Chim mà có thể làm tổ ở những nơi khác nhau như: làm tổ trong hang đất, làm tổ bằng cách sắp xếp thô sơ các cành lá cây trong những khe vách đá, làm tổ tập đoàn, có khi không có tổ riêng, làm tổ trong hốc cây, làm tổ bằng cách sâu các lá cây hay đan các cành cỏ với nhau.

Nơi làm tổ của Chim thường do Chim trống quyết định, một số Chim khác như­ vịt, Chim cắt th́ lại do Chim mái chọn nơi làm tổ.

Thời hạn làm tổ ở mối loài Chim khác nhau. Ví dụ Chim sáo Turdus làm song tổ trong 5 – 7 ngày, Chim nhạn Collodia làm trong 11 ngày, Chim sẻ làm trong 5 ngày…

Một số Chim chỉ con đực làm tổ như bồ câu, sẻ … ,ở mộ số Chim khác như­ giang… con mái làm tổ, Chim đực đi t́m kiếm nguyên liệu về cho con mái làm tổ; ở một số Chim khác chỉ con mái làm tổ c̣n trong thời gian đó con đực chỉ nhảy hót. Những Chim thuộc bộ Sẻ, Chim ăn thịt lớn sử dụng lại tổ cũ có sửa chữa lại.

Số lượng trứng Chim đẻ ra trong một lứa thay đổi trong phạm vi nhất định đối với từng loài. Những loài đẻ ít trứng th́ số lượng ổn định hơn loài đẻ nhiều trứng.

Chăm sóc con có thể do cả hai Chim trống mái cùng tham gia. Chỉ có Chim cánh cụt là ngoại lệ là cả các thành viên của quần thể Chim đều tham gia chăm sóc Chim non. ở các loài Chim có hai con trông mái đều ấp trứng th́ cả hai đều nuôi con. Chim ăn thịt có Chim trống bắt mồi c̣n Chim mái phân phát mồi cho đàn con. Do đó trong trường hợp Chim mái bị chết th́ Chim trống cũng không biết cách phân phát mồi cho con và cả đàn con bị chết đói.




8.1. Đặc điểm chung

1. Cơ thể phủ lông mao.

2. Vỏ da gồm nhiều tuyến: Tuyến mồ hôi, tuyến bả, tuyến sữa, tuyến xạ.

3. Vận động theo kiểu chi năm ngón.

4. Miệng có răng mọc trên xương hàm, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, răng cắm trong lỗ chân răng.

5. Năo bộ phát triển cao, bán cầu năo trước đă có ṿm năo mới. Tiểu năo phát triển thành bán cầu tiếu năo. Có đủ 12 đôi dây thần kinh năo bộ.

6. Tuần hoàn kép, tim bốn ngăn, hai ṿng tuấn hoàn. Hồng cầu tiến hóa mất nhân.

7. Hô hấp bằng phổi với cường độ trao đổi khí rất cao do phổi có cấu tạo hoàn chỉnh, số lượng phế nang đă tăng lên rất nhiều làm tăng diện tích bế mặt trao đổi khí của phổi.

8. Có cơ hoành tham gia vào cử động hô hấp, đồng thời ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.

9. Ống niệu sinh dục và ống tiêu hóa đổ ra ngoài qua hai lỗ khác nhau.

10. Là nhóm động vật phân tính, cơ quan giao cấu có ở tất cả các loài, thụ tinh trong và đẻ con.

8.2. Cấu tạo của cơ thể

8.2.1. H́nh dạng

H́nh dạng của Thú rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào môi trường sống và cách sống.

Dạng điển h́nh nhất là dạng chạy trên mặt đất như chuột, thỏ, chó, hổ báo...

Dạng Thú bay lượn như dơi, chồn hơi…

Dạng sống trong nước như chó biển, cá voi, sư tử biển, ḅ biển.

8.2.2. Vỏ da

a. Biểu b́:

Mỏng gồm có hai tầng sừng dày ở bên ngoài, trong cùng có tầng manpighi có mang sắc tố làm da có màu sắc. Tầng manpighi lượn lên xuống thành gai của một số loài. Chức năng của biểu b́ bảo vệ cơ thể chống va chạm cơ học với môi trường, chống vi khuẩn xâm nhập, hóa chất độc, giảm sự thoát hơi nước và tỏa nhiệt.

Sản phẩm của biểu b́ gồm: Lông mao, vuốt, móng, guốc

- Lông mao đặc trưng cho Thú, lông mao bao gồm thân lông và bao lông. Thân lông có màng vỏ lông ở ngoài có tế bào dẹt hóa sừng có vai tṛ bảo vệ thân lông. Bên trong vỏ lông là những sợi sừng làm thân lông chắc và đàn hồi, chính giữa là tủy lông và một mô xốp, có nhiều khe hổng, gồm những tế bào hóa sừng không có sợi. Sắc tố có trong tủy lông và vỏ lông có màu. Bao lông bọc bên thân lông cắm sâu vào trong da, gồm bao lông trong và bao lông ngoài, gốc lông có nhiều tế bào lớp b́ (gai b́) có mao mạch nhỏ nuôi lông lông không dài vĩnh viễn, chỉ đến mức độ nào đó,gai b́ sẽ tiêu đi, thân lông và bao lông sẽ hóa sừng cho đến tận gốc. lông cũ rụng đi mọc ra lông mới

Lông mao có hai loại: lông phủ và lông nệm. Lông phủ nằm trên lông nệm, lông phủ dài, cứng thô, ở trên có tủy lông lớn. Lông phủ che chở da và lông nệm. Lông nệm ngắn, mềm, phần tủy lông thiếu hoặc nhỏ. Lông nệm giử nhiệt cho cơ thể.

Lông có thể biến thành ria cứng, gai, trâm. Ria cứng là cơ quan xúc giác phụ (thường có ở Thú ăn thịt, có túi gặm nhấm) phân bố ở đầu (mép ,má, phía trên mắt, ngực, bàn chân). Cấu tạo gồm thân lông cứng dài, mô trên trong có nhiều xoang rỗng chứa màu tạo thàh mô xốp phân bố nhiều nhánh thần kinh. Gai và trâm rất phát triển ở một số loài Thú như nhím, có chức năng tự vệ.

Vuốt, móng, guốc ở đầu ngón chân, ngón tay. Cấu tạo gồm ba phần tấm sừng phủ trên mặt đốt cuối, đế mặt dưới, đệm cũng ở mặt dưới, đệm mỏng hoặc dày hoặc hoa sừng.

Móng có tấm sừng dẹp, phủ trên đế là một ŕa mỏng, đệm không phát triển. Vuốt có tấm sừng lan rộng sang hai bên đốt ngón chân quập xuống khiến đế hẹp lại. Guốc có tấm sừng cuốn thành ống, đế và đệm hóa sừng.



H́nh 8.1. Da, lông mao và các tuyến da thú (theo Seeley B.D, Stephen T.D, 1992)

Sản phẩm sừng có bốn loại sừng:

- Sừng hươu nai: phân nhánh, một trục xương đặc, phủ da và lông ở ngoài. Khi sừng ngừng phát triển mao mạch tiêu giảm, da khô lại và bong ra, rụng hàng năm.

- Sừng trâu, ḅ: Rỗng, không phân nhánh, không rụng hàng năm, gồm trục xương gắn liền với xọ.

- Sừng hươu cao cổ: Đặc ngắn, trục xương có da phủ ngoài và không rụng hàng năm

- Sừng tê giác: nguồn gốc từ biểu b́, không có trục xương, sợi sừng liên kết với nhau chặt. Sừng mọc dài suốt đời, bị gảy mọc lại.

b. B́:

Dày, đàn hồi, có sợi liên kết thành mạng lưới, sâu trong b́ có hạ b́ chứa nhiều tế bào mỡ hợp thành một lớp liên tục dày có tác dụng chống rét, dự trữ năng lượng, làm nhẹ cơ thể.

Vai tṛ của b́: chỗ dựa cho biểu b́, nhờ đó có độ bền chắc và nuôi dưỡng biểu b́.

Tuyến da gồm 2 loại: Tuyến mồ hôi và tuyến nhầy.

- Tuyến mồ hôi: ống dài, đầu cuộn lại và có ống bài tiết dẫn mồ hôi đến mặt da hoặc để vào trong túi lông và tiết mồ hôi, chức năng bài tiết, điều ḥa nhiệt độ. Tuyến mồ hôi ở một số loài giảm đi hoặc tiêu biến hoàn toàn.

- Tuyến nhầy là tuyến chùm thông cới bao lông, tiết chất làm da, lông mềm mại và không thấm nước. Chất tiết của tuyến nhầy không được chế lọc từ máu mà do các tế bào tuyến, tuyến nhầy và tuyến mồ hôi tiết ra mùi đặc trưng. Tuyến sửa có h́nh chùm có gốc từ tuyến mồ hôi.

Ngoài ra ở Thú c̣n có các tuyến xạ như tuyến hậu môn, tuyến lệ, tuyến guốc, tuyến bên sừng, chất tiết này đánh vùng cư, giúp t́m kiếm đối tượng sinh dục dể dàng hoặc để dấu lại cho đồng loại khỏi bị lạc nhau.

8.2.3. Hệ cơ

Hệ cơ Thú rất phân hóa. Đáng chú ư cơ hoành và cơ bám da. Cơ hoành là một cơ mỏng, rộng, ngăn khoang ngực và khoang bụng, tham gia vào cử động hô hấp. Cơ bám da một mặt tham gia vào việc h́nh thành má, môi và làm thành các cơ như cử động mí, cử động tai, cử động mũi (ở nhiều loài Thú ăn sâu bọ và voi). Dưới mặt da của nhiều loài Thú có cơ bám da thân (ở móng guốc cơ này có thể làm rung cả một mảnh da) đặc biệt ở nhím hay ở tê giác giúp con vật có thể cuộn tṛn người lại. Ở khỉ cơ bám da tiêu giảm nhiều, trừ phần mặt, ở đây chúng biến thành cơ nét mặt dể biểu lộ t́nh cảm.

8.2.4. Bộ xương

a. Cột sống

Đốt sống của Thú có mặt khớp phẳng, cột sống chia làm 5 phần: Cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi. Phần cổ 7 đốt, hai đốt sống cổ đầu tiên là đốt chống và đốt trụ. Phần ngực gồm 12 đốt có mang sườn tạo thành lồng ngực, phần thắt lưng không mang sườn, phần chậu gồm 2 - 4 đốt thường gắn chặt lại với nhau.

b. Xương sọ

Sọ Thú lớn, hộp sọ cấut tạo vững chắc, nền sọ rộng, xương khẩu cái thứ sinh ngăn đôi xoang mũi và xoang miệng. Xương hàm dưới chỉ gồm một xương răng, xương vuông biến thành xương đe, xương khớp biến thành xương búa, xương móng biến thành xương bàn đạp.

c. Xương chi

Đai vai tiêu biến một số xương như xương bả thiếu ở Thú móng guốc, ở giai đoạn trưởng thành xương quạ gắn với xương bả thành mấu mỏ quạ. Đai hông trong giai đoạn phôi gồm xương chậu, xương ngồi, xương háng, sau này các xương gắn với nhau thành xương không tên. Chi tự do của chi trên và chi dưới có cấu trúc chi 5 ngón.



H́nh 8.2. Bộ xương chó

A – Sơ đồ bộ xương chó: 1. Sọ; 2. 3. 4. 5. Đốt xương sống cổ, lưng, vùng thận, vùng đuôi; 6. U; 7.Xương sườn; 8. Chậu; 9. Xương vai; 10, 11, 12. Xương chân; 13. Xương mắt cá; 14, 15. Xương ngón và bàn chân; 16, 17, 18, 19, 20. Các xương tương tự của chi sau. B: 21. Mắt; 22. Mũi; C - Chân nh́n từ dưới: 23. Đệm cổ chân; 24. Sụn; 25. Đệm ở bàn chân; 26. Móng; 27. Đệm ở ngón chân









8.2.5. Hệ tiêu hóa

a. Ống tiêu hóa

Miệng đă có môi. Răng Thú đă phân hóa thành răng cữa răng nanh, răng trước hàm và răng hàm. H́nh thái răng cũng đă chuyên hóa thích ứng với điều kiện sống. Đa số loài Thú có hai bộ răng kế tiếp là bộ răng sữa và bộ răng trưởng thành.

Lưỡi làm nhiệm vụ đưa thức ăn vào miệng, đảo thức ăn và chức năng vị giác.

Dạ dày phân hóa rỏ ràng với thực quản và ruột, thành trong dạ dày có nhiều tuyến tiêu hóa. Dạ dày cũng có h́nh dạng khác nhau tùy theo nhóm động vật. Dạ dày của Thú có huyệt chỉ là túi đơn giản. dạ dày của Thú ăn cỏ nhai lại như trâu, ḅ có dạ dày rất phức tạp, chia làm bốn túi thông với nhau. Thức ăn nuốt đi vào dạ cỏ, khi nghĩ ngơi thức ăn được đưa trở lại lên miệng và được nhai lại rất kĩ. Sau đó thức ăn được nuốt vào dạ tổ ong, rồi qua dạ lá sách xuống dạ múi khế trước khi chuyển xuống ruột.

Ruột đă phân hóa thành ruộ non, ruột già và ruột thẳng. Ruột non là nơi tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, ruột già là nới hấp thụ nước và h́nh thành phân, ruột thẳng là nơi chứa phân. Ranh giới giữa ruột non và ruột già là ruột tịt. Ruột tịt rất phát triển ở những loài Thú ăn cỏ không nhai lại, tiêu giảm ở Thú ăn quả và tiêu biến ở loài Thú ăn thịt.



H́nh 8.3. H́nh dạng dạ dày của thú (Theo Parker)

I.Chó; II.Chuột nhà; III.Chuột nhắt; IV.Cáo: V.Thú nhai lại; VI.Lạc đà; VII.Nhím mỏ chim; VIII.Thú đi chậm.

1.Thực quản; 2.Ruột; 3.Phần thượng vị dạ dầy; 4.phần hạ vị; 5.Túi dạ múi khế; 6.Dạ lá sách; 7.Dạ tổ ong; 8.Dạ cỏ



H́nh 8.4. Dạ dày bốn túi của thú nhai lại

Đường mũi tên chỉ đường đi của thức ăn. Đầu tiên thức ăn vào dạ cỏ, sau được ợ lên mồm, nhai lại. Thức ăn được nuốt vào dạ tổ ong, qua dạ lá sách, xuống dạ múi khế, rồi chuyển xuống ruột



b. Tuyến tiêu hóa

Gồm tuyến gan phân thành nhiều thuỳ, tiết mật đổ vào túi mật, và tuyến tụy tiết emzim tiêu hoá đổ vào ruột non.


8.2.6. Hệ hô hấp

Hô hấp bằng phổi. Phổi cấu tạo phức tạp hơn phổi của chim và ḅ sát rất nhiều. Phế quản đi vào phổi và phân thành nhiều nhánh nhỏ, đến tận cùng là phế nang được bao bọc bằng một mạng lưới mao mạch. Số lượng phế nang rất nhiều làm tăng diện tích tiếp xúc của phổi lên rất nhiều lần. Cử động hô hấp của Thú nhờ cơ gian sườn và cơ hoành.

8.2.7. Hệ tuần hoàn

Tim có bốn ngắn, hai ṿng tuần hoàn giống chim. Điểm khác cơ bản là ở chim cung chủ động mạch quay sang phải, c̣n ở Thú cung chủ động mach quay sang trái. Đa số các loài Thú hai tĩnh mạch chủ trên đổ chung với nhau trước khi đổ vào tâm nhĩ phải. Không có tĩnh mạch của thận.



H́nh 8.5. Sơ đồ hệ tuần hoàn của Thú (Theo Matvieiev)

1.Tâm nhĩ phải; 2.Tâm nhĩ trái; 3.Tâm thất phải; 4.Tâm thất trái; 5.Động mạch phổi trái; 6.Cung động mạch chủ trái; 7.Động mạch không tên; 8.Động mạch dưới đ̣n phải; 9.Động mạch cảnh lớn phải; 10.Động mạch cảnh lớn trái; 11.Động mạch dưới đ̣n trái; 12.Động mạch chủ lưng; 13.Động mạch thận; 14.Động mạch chậu trái; 15.Tĩnh mạch chậu phải; 16.Tĩnh mạch cửa gan; 17.Tĩnh mạch gan; 18.Tĩnh mạch chủ dưới; 19.Tĩnh mạch chủ trên phải; 20.Tĩnh mạch dưới đ̣n phải; 21.Tĩnh mạch cảnh phải; 22.Tĩnh mạch cảnh trái; 23.Tĩnh mạch dưới đ̣n trái; 24.Tĩnh mạch gian sườn trên; 25.Tĩnh mạch không tên trái; 26.Tĩnh mạch lẻ trái; 27.Tĩnh mạch lẻ phải; 28.Tĩnh mạch phổi trái.

8.2.8. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh của Thú rất phát triển lớn, đặc biệt là bán cầu năo và tiểu năo đă phân thành hai bán cầu tiểu năo.

Năo trước: Phát triển lớn che phủ cả năo trung gian và tiểu năo. Bán cầu năo phủ chất xám, mặt ngoài có nhiều nếp nhăn (trừ Thú có túi, ăn sâu bọ và gặm nhắm) đă xuất hiện ṿm năo mới là trung tâm của hoạt động thần kinh cao cấp của Thú, là trung tâm điều ḥa các hoạt động sinh lư, đảm bảo sự thích nghi cao đối với đời sống.

Hai bán cầu năo có cầu nối bỡi những sợi thần kinh gọi là thể chai nhờ cầu nối này mà có sự liên hệ giữa hai bán cầu năo với các phần khác.

Năo trung gian: Mặt trên có mấu năo trên lá di tích của ḅ sát, mặt dưới có phểu năo và mấu năo dưới là cơ quan nội tiết quan trọng .

Năo giữa: Nhỏ, có 4 thùy gọi là mấu năo sinh tư. Hai mấu năo dưới là trung khu điều tiết mắt, là trạm dẫn truyền các kích thích thị giác tới vỏ năo, hai mấu năo sau là những trung khu thính giác dưới vỏ năo.

Tiểu năo: Chia làm ba thuỳ gồm thùy giữa là thùy giun nhỏ và hai thùy hai bên làm thành bán cầu tiểu năo lớn chỉ có ở nhóm Thú.

Hành tủy: Xoang của hành tuỷ là năo thất tư. Bao gồm những trung tâm dinh dưỡng quan trọng đặc biệt là trung tâm hô hấp.

Năo Thú có đầy đủ 12 đôi dây thần kinh.



H́nh 8.6. Năo bộ chuột cống (Theo Gambarian và Đukenskala)

1.thùy khứu giác, 2.bán cầu năo, 3.mắt, 4.khe dọc, 5.mấu năo trên, 6.thùy trước thùy giun, 7.thùy giun, 8.rănh bên, 9.thùy giữa thùy giun, 10.bán cầu tiểu năo, 11.thùy sau thùy giun, 12.hành tủy

8.2.9. Hệ sinh dục

Thú là động vật phân tính, con đực có đôi t́nh hoàn h́nh bầu dục gắn với mào tinh hoàn. Tinh trùng được tạo từ tinh hoàn được tập trung vào phó tinh hoàn rồi theo ống dẫn tinh đỗ vào gốc ống niệu nằm ngay sau bóng đái, ống này trở thành ống niệu sinh dục hướng ra phía sau đi vào cơ quan giao cấu.

Cá thể cái có hai buồng trứng h́nh bầu dục, dẹp mỏng, sần sùi treo vào thành lưng nhờ màng treo. Ống dẫn trứng dài, và phấn cuối ph́nh to thành tử cung.

Thú có túi có hai âm đạo. Ở thú có nhau chỉ có một âm đạo (do hai âm đạo của ống dẫn trứng gắn với nhau). Tử cung của thú có nhau phân ra làm ba kiểu:

- Tử cung kép: Hai tử cung riêng biệt, có lỗ thông riêng với âm đạo (một số dơi, cánh da, thỏ, nhiều loài gặm nhấm…).

- Tử cung hai sừng: Hai tử cung nối liền nhau ở đoạn cuối ( thú ăn sâu bọ, ăn thịt, móng guốc, cá voi….). Nếu hai sừng tử cung chỉ nối với nhau một đoạn ngắn ở phần cuối th́ gọi là tử cung chẻ đôi (nhiều loài gặm nhấm, một số thú ăn thịt, một số móng guốc, lợn).

- Tử cung đơn: Chỉ gồm một tử cung (Một số dơi, khỉ, thiếu răng..).



H́nh 8.7. Các loại tử cung của Thú (theo Kholodlovski)

A- Tử cung kép; B- Tử cung chẻ đôi; C- Tử cung đơn

1. Ống dẫn trứng; 2. Tử cung; 3. Âm đạo; 4. Xoang niệu sinh dục; 5. Bóng đái; 6. Ruột thẳng

8.3. Phân loại Thú

Hiện nay trên thế giới có khoang 4.300 loài Thú thuộc 36 bộ được chia ra ba phân lớp.

8.3.1. Phân lớp Thú huyệt (Prototheria)

Đây là lớp Thú nguyên thủy nhất c̣n mang nhiều đặc điểm nguyên thủy như hàm có vỏ sừng bao bọc, đai vai kiểu ḅ sát có xương quạ, xương trước quạ và xương đ̣n, chi nằm ngang như ḅ sát, có huyệt, hai ống dẫn trứng đổ độc lập vào xoang huyệt, chỉ có một buồng trứng trái hoạt động, nhiệt độ cơ thể chưa hoàn toàn ồn định (từ 50C đến 270C), bán cầu năo chưa có thể chai. Thú đơn huyệt hiện nay chỉ có 6 loài phân bố ở Châu Úc.

Đại diện: Thú mỏ vịt (Ornithorhychus anatinus) kích thước trung b́nh, sống nữa nước nữa cạn, có bộ lộng mịn không thấm nước, năm ngón chân có màng bơi nối liền, đuôi rộng và dẹp làm bánh lái. Thức ăn là sâu bọ, tôm cua, và thân mềm, các loại cây thủy sinh, đi lại chậm chạp, mỗi lần đẻ khoảng 2 đến 3 trứng.


8.3.2. Phân lớp Thú thấp (Metatherie)

Gồm những Thú có h́nh dạng ngoài rất khác nhau, nhưng tất cả đều có đặc điểm cấu tạo chung như sau:

Không có nhau hoặc nhau kém phát triển nên thời gian chữa rất ngắn, con mới đẻ ra chưa phát triển đầy đủ cần được ấp trong túi ở dưới bụng của Thú mẹ. Thú cái có hai tử cung và hai âm đạo độc lập đổ vào xoang niệu sinh dục. Năo trước nhỏ, bán cầu năo chưa có thể chai.

Nhóm này hiện nay có chừng 242 loài phân bố chủ yếu ở châu Úc, một vài loài ở Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Các loài đại diện: Chó sói túi, chuột đất túi, chuột chũi túi, gấu túi..

8.3.3. Phân lớp Thú cao (Metatheria)

Là nhóm Thú đông nhất hiện nay, phân bố khắp trên lục địa. Ṿm năo mới mới phát triển mạnh, bán cầu năo đă có thể chai nối với nhau, có nhau chính thức, thới gian phát triển phôi kéo dài đủ để con non đẻ ra phát triển đầy đủ và tự bú sữa, chỉ có một âm đạo.

Hiện nay phân lớp Thú cao có khoảng 18 bộ. Sau đây chỉ nêu một số bộ điểm h́nh.

1. Bộ ăn sâu bọ ( Insectivora)

Là bộ có nhau nguyên thủy nhất, số lượng răng thay đổi từ 26 đến 44 chiếc, răng nanh dài, bán cầu năo nhỏ và nhẵn, vỏ năo mới và thể chai nhỏ. Thị giác kém phát triển, tử cung có hai sừng.

Nhóm này gồm 400 loài Thú nhỏ, có mơm kéo dàu thành ṿi cử động được, phân bố khăp nơi nhưng thiếu ở châu Úc,

Đại diện: Chuột chù lớn (Suncus murinus), chuột chù đuôi trắng (Crocidura dracula), chuột chũi (Talpa micrura)...

2. Bộ cánh da (Dermoptera)

Cỡ lớn bằng con mèo, có màng da rộng hai bên ḿnh, giúp cho việc bay lượn từ cành này sang cành kia. Bộ này chỉ gốm một giống chồn dơi (Cynopithecus) gồm hai loài sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và lân cận.

Đại diện: Chồn dơi (Cynopithecus temminckii).

3. Bộ dơi (Chiroptera)

Là nhóm Thú duy nhất có khả năng bay. Chi trước biến đổi thành cánh. Bộ răng gần giống bộ răng của Thú ăn sâu bọ. Bán cầu nơ nhỏ, nhẵn, thùy khứu giác nhỏ. Tử cung kép hoặc tử cung hai sừng. Có hai vú và thường đẻ một con. Ăn sâu bọ hoặc quả, thường đi ăn đêm. Thính giác rất tinh, có thể phát ra siêu âm, nên có thể ước lượng được khoảng cách của ngại vật hay con mồi. Dơi ở vùng ôn đới và hàn đới có hiện tượng ngủ đông.

Dơi hiện có 100 loài phân bố khắp lục địa, ở nước ta có khoảng 48 loài.

Đại diện: Dơi chó (Cynopterus sphinx), dơi lá mũi (Rhinolophus hippsideros).

4. Bộ răng thiếu (Edentata)

Gồm những loài Thú thiếu răng hoàn toàn hoặc là thiếu răng cửa, răng giống nhau, thiếu men răng, ḿnh có lông, có khi thêm vảy sừng. Nhóm này có khoảng 31 loài phân bố ở Nam Mỹ.

Đại diện: Con lười (Bradypus tridactylus).

5. Bộ tê tê ( Pholidota)

Là nhóm thiếu răng hoàn toàn, ăn sâu bọ, thân có vảy sừng xếp như ngói lợp, xen giữa các vảy có lông thưa, chân có móng sắc để đào đất t́m thức ăn. Tê tê gồm khoảng 7 loài phổ biến ở châu Phi và Châu Á.

Đại diện: Tê tê Ấn Độ ( Manis pentadactyla).

6. Bộ gặm nhấm (Rodentia)

Nhóm này có đôi răng cửa lớn ở mỗi hàm dài cong, mọc ch́a ra ngoài, răng nanh thiếu, giữa răng của và răng hàm có một khoảng trống. Ống tiêu hóa dài, manh tràng tiêu giảm thiếu nếp nhăn. Tử cung chẻ đôi, bộ năo gần như h́nh chóp, hẹp và nhẵn, thùy khứu giác lớn, đa số đẻ con non yếu. Hiện nay có khoảng 2500 loài phân bố hầu như khắp lục địa trừ Nam cực và nhiều đảo ở Thái B́nh Dương.

7. Bộ Thỏ (Lagomorpha)

Răng hàm trên có hai đôi răng cửa, manh tràng lớn, có những nếp xoắn. Phân bố khắp thế giới trừ Nam Mỹ và Madagasca.

8. Bộ Ăn thịt (Carnivora)

Nhóm này gồm những loài Thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt động vật như răng nanh lớn, nhọn, răng hàm có gờ dẹp, sắc và răng cửa nhỏ. Đặc biệt, răng tr­ước hàm cuối ở hàm trên và răng hàm lớn thứ nhất ở hàm dưới, phát triển nhất gọi là răng thịt. Vuốt lớn. X­ương đ̣n thiếu. Bán cầu năo rất phát triển, vỏ năo có nhiều rănh.

Việt Nam có chó sói lửa (Cuon alpinis), cáo (Vulpes vulpes), lửng chó (Nyctereutes), Chó rừng (Canis aureus) …..

9. Bộ cá voi (Cetacea)

Gồm những Thú biển thích nghi hoàn toàn với đời sống ở n­ước, tồn tại trên cạn trong một thời gian rất ngắn. Thân h́nh thoi như­ cá, Toàn thế giới có 86 loài, phân bố chủ yếu ở các biển vùng ôn đới vầ miền lạnh.

Việt Nam có cá heo (Delphinus delphis), cá ông sư (Neomeris phoceaenoides).

Text Box: 10. Bộ Guốc ngón lẻ (Perissodactyla)



Gồm những laó Thú lớn, chuyên ăn thực vật, chân có ba ngón hoặc sáu ngón, ngón ba luôn lớn hơn những ngón bên, các ngon bên tiêu giảm tuỳ theo các nhóm khác nhau.

Nhóm này hiện nay chỉ c̣n khoảng 16 loài. Đại diện: Heo ṿi (Tapirus indicus), tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus), tê giác hai sừng (Dicerorhyncus sumatrensis)

11. Bộ Ḅ nước (Sirenia)

Gồm các loài Thú có guốc thích nghi với đời sống ở n­ước. Trước kia Ḅ nước phân bố ở nhiều nơi, nay chỉ c̣n 4 loài thuộc 2 giống phân bố ở 2 nơi cách biệt nhau: ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Biển Việt Nam có Cá cúi (Dugong dugon)

12. Bộ Guốc ngón chẵn (Artiodactyla)

Gồm những loài Thú có ngón III và IV phát triển bằng nhau lớn hơn các ngón bên, thiếu ngón I, ngón II và V nhỏ hơn hoặc thiếu. Không có xương đ̣n. Trên thế giới có khoảng 200 loài, xếp trong 8 họ. Việt Nam có 18 loài, 5 họ.

Đại diện: Lợn rừng (Sus scrofa), Hươu sao (Cervus nippon), Nai (Cervus bicolor), Hươu cà tông (Cervus eldi), Hươu vàng (Cervus porcinus), Hoăng (Muntiacus muntjak). Ḅ rừng (Bos javanicus), Ḅ tót (Bos gaurus), Ḅ xám (Bos sauveli), Trâu rừng (Babulus bubalis), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis). Sao la phát hiện vào năm 1993, ở Vũ Quang, Hà Tĩnh.

13. Bộ Voi (Proboscidea)

Nhóm Thú lớn nhất ở cạn. dạ dày, không có lông, mũi và môi trên kéo dài thành ṿi, chi 5 ngón có phủ guốc nhỏ, hai răng cửa hàm trên biến thành ngà, tinh hoàn nằm trong xoang bụng.

Hiện nay bộ Voi chỉ có hai loài: Voi châu á (Elephas maximus) và Voi châu Phi (Loxodonafricanus).

14. Bộ Linh trưởng (Primates)

Nhóm Thú tiến hoá nhất, đi bằng hai chân. Chi 5 ngón có ngón cái đối diện với các ngón khác, xương quay và xương trụ tỳ vào nhau bảo đảm cử động quay của bàn tay. Mắt hướng về phía trước, bán cầu năo dày, răng nhiều mấu, có một đôi vú ở ngực, tử cung hai sừng.

Đại diện: Cu li lớn (Nycticebus coucang) và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Vượn đen tuyền (Nomascus concolor), Vượn hải nam (Nomascus haiannus), Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), Vượn đen má hung (Nomascus siki), Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae)

8.4. Nguồn gốc tiến hoá của Thú

Nguồn gốc của Thú có lẽ thuộc nhóm Ḅ sát h́nh Thú (Theromorpha) ở Đại Cố Sinh, kỉ Pecmơ, chúng c̣n giữ một số đặc điểm của Lưỡng thê như có tuyến da, sọ c̣n 2 lồi cầu chẩm. Trong nhóm này có nhóm ḅ sát răng Thú (Theriodontia) dài khoảng 2 - 3m, lớn bằng con chuột cống, và chúng có những đặn điểm sau: Răng nằm trong lỗ chân răng, và đă phân hóa thành răng cữa, răng nanh, răng trước hàm và răng hàm, có khẩu cái thứ sinh, xương vuông và xương khớp của hàm dưới đă nhỏ đi rất nhiều và xương răng th́ rất phát triển.

Nhóm Thú mỏ vịt có lẽ bắt nguồn từ Thú Răng nhiều mấu (Mulitubarculata). Chúng có kích thước bằng con chuột, có lẽ đẻ trứng, có bộ răng kiểu gặm nhắm (đă chuyển hoá xa với chế độ ăn thực vật) song mặt răng hàm vẫn có nhiều mấu sắp xếp theo vài hàng dọc. Cấu tạo răng của Thú Răng nhiều mấu giống với răng ở giai đoạn phôi của Thú mỏ vịt, chứng tỏ những dạng xuất hiện sớm của Thú răng nhiều mấu là gốc của Thú đơn huyệt

Nhóm Thú có túi và Thú có nhau có lẽ bắt nguồn từ nhóm Toàn Thú (Pantotheria) trong nhóm Thú răng 3 mấu (Triberculata) xuất hiện tứ kỉ Jura đến đầu kỉ Phấn trắng bao gồm những loài Thú nhỏ có bộ răng kém chuyên hoá. Đời sống của chúng gần với Thú ăn sâu bọ, chúng có bộ năo c̣n nhỏ và chuyên ăn sâu bọ, ăn động vật nhỏ và trứng ḅ sát.

Nhóm Thú có túi có lẽ xuất hiện tứ đầu kỉ Phấn trắng ở Bắc bán cầu (Bắc Mỹ). Vào đầu kỉ Đệ tam, Thú có túi bị tiêu diệt gần hết và được thay thế bắng Thú có nhau tiến hoá hơn. Thú có nhau phát triển song song với Thú có túi. Những Thú có nhau cổ nhất của nhóm này là Thú nguyên ăn thịt và Thú nguyên ăn sâu bọ. Nhóm Thú nguyên ăn sâu bọ tiến hoá theo nhiều hướng khác nhau, 1 hướng thành bộ tê tê và thiếu răng; 1 hướng thành bộ gặm nhấm và bộ thỏ; 1 hướng thành bộ ăn sâu bọ, bộ cánh da, bộ dơi và bộ khỉ hầu. Nhóm Thú nguyên ăn thịt phát triển theo 2 hướng, 1 hướng thành bộ Ăn thịt cổ (Crodonta) từ đó cho bộ ăn thịt, bộ Chàn màng, cá voi và bộ Guốc chẵn; 1 hướng thành bộ có guốc cổ (Condylartha) từ đó cho bộ Voi, bộ Guốc lẻ ….

8.5. Một số đặc điểm sinh thái học của Thú.

8.5.1. Điều kiện sống và sự phân bố

Do sự phát triển của hệ thần kinh, cùng với những đặc điểm h́nh thái sinh lí tiến bộ mà Thú phân bố hầu hết khắp nơi trên trái đất, trừ lục địa Nam Cực. Thú có khả năng sống trong những điều nkiện cực kỳ đa dạng mà không có một lớp động vật có xương sống nào sánh được.

8.5.2. Hoạt động ngày đêm

Hoạt động ngày đêm của Thú phụ thuộc chủ yếu vào khả năng bắt được mồi vào những thời gian nào trong ngày hoặc trong năm. Quy luật hoạt động ngày đêm và mùa của Thú thể hiện thời gian nghỉ và hoạt động của Thú sao cho phù hợp với đặc điểm của con mồi hay thức ăn.

Thú ăn đêm bao gồm những Thú ăn thịt cỡ nhỏ và cỡ lớn (hổ, báo, chó sói..). v́ con mồi của chúng chủ yếu hoạt động về ban đêm. Tuy nhiên Thú lớn cũng có thể ăn ban ngày nếu chúng đă đánh hơi thấy mồi. Thú ăn ngày bao gồm những loài Thú ăn cá (rái cá, Thú sống ở biển..) . Cá loài chuyên ăn chim và hầu hết những Thú ăn thực vật (trừ những loài Thú ăn thực vật v́ lí do tự vệ như tập tính đi ăn đơn đôc nơi chúng đi ăn gần nơi người ta qua lại như chuột đồng, cầy ṿi, nhím, lợn rừng …th́ đi ăn về chiều hoặc đêm)

8.5.3. Thức ăn

Thức ăn của Thú cũng đa dạng và phong phú. Tuỳ theo thức ăn mà người ta chia ra thành nhiều nhóm Thú. Thú ăn sâu bọ điển h́nh bao gồm đa số dơi (dơi nhỏ) chuột chù, chuột chũi, đồi. Những loài chuyên ăn kiến, mối như tê tê, Thú ăn kiến. Thú ăn thực vật bao gồm: dơi lớn, Thú có guốc, gậm nhấm trong đó có những loài Thú thực vật điển h́nh (ngựa, ḅ rừng, dê, cừu, hưu, nai và nhiều loài gậm nhấm ). Thú chủ yếu ăn quả (dơi, các loài khỉ, vượn, cầy ṿi, sóc cây, hoẳng ).

Nhiều loài có chế độ ăn rộng nên phân bố rộng răi và dể thích ứng với điều kiện sống khác nhau. Cần phải nhấn mạnh chế độ và thành phần thức ăn ở nhiều loài không hoàn toàn cố định mà phụ thuộc vào khu phân bố và mùa. Luôn luôn có sự thích nghi giữa cấu tạo bộ hàm, cấu tạo cơ thể và tâp tính bắt mồi đối với chế độ ăn uống.

8.5.4. Sự sinh sản

Thú là nhóm động vật thụ tinh trong, thai sinh (một số trường hợp thai sinh nguyên thuỷ), nuôi con bằng sữa, nhiều loài làm tổ để đẻ. Tuy nhiên Thú đơn huyệt đẻ trứng, phôi đă phát triển được một thời gian dài trong tử cung Thú mẹ, nên thời gian ấp trứng ngắn.

Điều kiện sinh đẻ: những loài đẻ con trong hang, tổ được bảo vệ thường có thời gian chữa ngắn và Thú mới đẻ là Thú non, yếu (chưa mở mắt, trụi lông)

Thời vụ sinh sản: Có những loài Thú sinh sản không theo mùa (Thú ăn thịt, chuột sống gần người), chúng có phổ thức ăn rộng, nên luôn luôn có đủ thức ăn và có những loài Thú sinh sản theo mùa (khỉ hầu, ngón chẵn, đa số gặm nhấm), chúng có hai vùng đẻ trong năm vả từ tháng 9 đến tháng 12, Ở nhóm này phổ thức ăn hạt nên sự sinh sản chủ yếu phụ thuộc vào mùa kết quả của cây rừng.

8.5.5. Tuổi thọ

Những loài Thú lớn thường sống lâu hơn những loài Thú nhỏ. Voi Châu Á: 50 - 70 năm; cá voi xanh 50 năm; ngựa nhà 20 - 25 năm; lợn rừng 20 năm; lợn nhà 20 - 30 năm; mèo nhà 10 - 15 năm; chuột cống 2 - 3,5 năm(trong tự nhiên 6 - 7 tháng); chuột đàn dưới 1 năm.

8.6. Tầm quan trọng kinh tế của Thú

8.6.1. Vai tṛ đối với nông - lâm nghiệp

Nhiều loài Thú ăn thịt như chồn, cày, mèo rừng tiêu diệt gặm nhấm phá hoại mùa màng. Dơi, chuột chù, tê tê tiêu diệt những sâu bọ có hại, hoặc mối phá gỗ. Nhiều loài gia súc (trâu, ḅ, ngựa) cho sức kéo.

Tuy nhiên xét cho đến cùng không có một loài Thú nào hoàn toàn có hại. Ví dụ những loài chồn, cầy, mèo rừng có ích và đă tiêu diệt gậm nhấm có hại, song lại có hại cho nhiều động vật quí có lợi cho sản xuất nông nghiệp (gà rừng, chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng…)

8.6.2. Vai tṛ làm thực phẩm và công nghệ

Nhiều loài Thú được thuần hoá từ lâu đời để làm thực phẩm cho thịt, trứng, sữa như trâu, ḅ, lợn, dê cừu… Hoặc là đối tượng săn bắn để lấy thực phẩm như hưu, nai, hoẵng, lợn rừng, sơn dương, chồn, cày, dím…

Các loài Thú cho da, lông và những nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, đẹp và quư như da lông của báo hoa, báo gấm, mèo rừng, chồn sóc, rái cá, ngà voi, sừng móng trâu ḅ, vuốt hổ…

8.6.3. Vai tṛ đối với y học và khoa học

Mật các loài gấu, cao xương khỉ, xương hổ, xương sơn dương, sừng hưu nai…là những dược liệu quí

Nhiều loài Thú có ích cho khoa học như chuột, thỏ. Khỉ là đối tượng dùng trong những bộ môn sinh lư và sinh lư bệnh.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 20/06/2015

https://sinhhocplus.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết