Tìm Hieu Sinh Hoc Plus
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thông tin ngành ĐVCX Phần I

Go down

Thông tin ngành ĐVCX Phần I Empty Thông tin ngành ĐVCX Phần I

Bài gửi by Admin Sat Jun 20, 2015 6:26 pm

6.4. Nguồn gốc của Ḅ sát

Tổ tiên của những loài Ḅ sát là những loài lưỡng cư giáp đầu sống ở kỉ Đêvôn. Thằn lằn sọ đủ (Cotilosauria) là những loài Ḅ sát cổ nhất được biết từ cuối kỉ than đá cách đây khoảng 300 truiệu năm. Thằn lằn sọ đủ gồm nhiều giống có thân nặng nề dài khoảng vài centimet đến vài met c̣n mang nhều đặc điểm nguyên thủy giống với lưỡng cư: có đốt sống lơm hai mặt, chỉ có 1 đốt sống cổ 1 đốt sống chậu, đai vai lớn đồ sộ, sọ được phủ kín bởi những tấm xương b́ như Lưỡng cư giáp đầu. Thằn lằn sọ đủ phát triển mạnh mẽ nhất vào giữa kỉ Perme thích ứng với nhiều điều kiện sống khác nhau do không phải cạnh tranh với những động vật có xương trên cạn nên chúng đă phát triển chuyên hoá thích nghi các điều kiện sống đa dạng về thức ăn và nơi ở.

Rùa là một trong những Ḅ sát cổ nhất. Di tích Rùa cổ được phát hiện ở kỉ nay song hàm vẫn có răng.

Di tích hoá thạch của Chuỷ đầu được phát hiện ở kỉ Pecmo. Di tích của Hatterria được phát hiện ở tam điệp, song Hatterria vẫn tồn tại đến ngày nay và được gọi là hoá thạch sống.

Nhóm có vảy có lẽ được bắt nguồn từ chuỷ đầu cổ, Thằn lằn ở cạn có lẽ được xuất hiện từ kỷ Jura. Măi đến kỉ Phấn Trắng rắn mới dược phân hoá. Nhóm này được phát triển đông về số lượng và đa dạng về h́nh thái nhất là Thằn lằn khổng lồ (Dinosauria) xuất hiện ở kỉ Tam điệp và bị tiêu diệt ở kỉ Phấn Trắng. Kích thước cơ thể được thay đổi từ 1 đến 30 mét, có dạng chuyển vận bằng 4 chân, có dạng bằng hai chân sau song tất cả đều có sọ nhỏ.

Cá sấu có cùng nguồn gốc với Thằn lằn khổng lồ, thoạt đàu Cá sấu cổ có mơm và khẩu cái thứ sinh c̣n ngắn. Từ kỉ phấn trắng Cá sấu mới có cấu tạo như ngày nay.





6.5. Một số đặc điểm sinh thái của Ḅ sát

6.5.1. Điều kiện sống

Ḅ sát là nhóm động vật có xương sống đầu tiên thích nghi với đời sống trên cạn hoàn toàn. Chúng có khả năng sinh sản ngoài nước nhờ trứng lớn có vỏ dai bảo vệ và phát triển không cần tới nước. Mặt khác Ḅ sát không lệ thuộc vào ẩm độ của môi trường, nhờ có bộ da hoá sừng không thấm nước và khí. Do đó Ḅ sát phân bố rộng răi trên mọi vùng khí hậu của Trái đất, trừ vùng cực. Tuy vậy, Ḅ sát vẫn là nhóm động vật có xương sống biến nhiệt, nghĩa là động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nên sự phân bố của Ḅ sát cũng giới hạn ở những khu vực có nhiệt độ ấm hoặc cao thuận lợi cho đời sống của chúng.
Sau khi chiếm lĩnh môi trường trên cạn Ḅ sát đă tiến hoá thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau trên Trái đất. Chúng có thể ở trên mặt đất, dưới đất, trên cây và dưới nước. Chúng cũng có thể sống ở vùng sa mạc hay vùng cát nóng bỏng.

6.5. Một số đặc điểm sinh thái của Ḅ sát

6.5.1. Điều kiện sống

Ḅ sát là nhóm động vật có xương sống đầu tiên thích nghi với đời sống trên cạn hoàn toàn. Chúng có khả năng sinh sản ngoài nước nhờ trứng lớn có vỏ dai bảo vệ và phát triển không cần tới nước. Mặt khác Ḅ sát không lệ thuộc vào ẩm độ của môi trường, nhờ có bộ da hoá sừng không thấm nước và khí. Do đó Ḅ sát phân bố rộng răi trên mọi vùng khí hậu của Trái đất, trừ vùng cực. Tuy vậy, Ḅ sát vẫn là nhóm động vật có xương sống biến nhiệt, nghĩa là động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nên sự phân bố của Ḅ sát cũng giới hạn ở những khu vực có nhiệt độ ấm hoặc cao thuận lợi cho đời sống của chúng.
Sau khi chiếm lĩnh môi trường trên cạn Ḅ sát đă tiến hoá thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau trên Trái đất. Chúng có thể ở trên mặt đất, dưới đất, trên cây và dưới nước. Chúng cũng có thể sống ở vùng sa mạc hay vùng cát nóng bỏng.
6.5.2. Chu kỳ hoạt động ngày đêm và mùa

a. Chu ḱ hoạt động ngày đêm:
Trong phạm vi một ngày đêm, nhân tố nhiệt độ không khí có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Ḅ sát, là điều kiện quan trọng cho Ḅ sát ra khỏi nơi trú ẩn, c̣n nhân tố thức ăn có ư nghĩa tác động quyết định tới hoạt động kiếm mồi của nhiều loài Ḅ sát.
Hầu hết các loài Ḅ sát vùng ôn đới đi kiếm ăn vào ban ngày, trừ một số ít loài hoạt động vào lúc hoàng hôn. Đa số các loài Ḅ sát vùng nhiệt đới đi ăn đêm, v́ ban ngày thời tiết quá nóng.
Hoạt động ngày đêm của Ḅ sát c̣n phụ thuộc vào mùa, nghĩa là phụ thuôc vào chế độ nhiệt độ trong các tháng khác nhau trong năm.Ví dụ, rắn cạp nong là loài rắn đi kiếm ăn ban đêm vào mùa hè, nhưng vào mùa xuân, rắn cạp nong có thể đi kiếm ăn cả ban ngày. Sự thay đổi thời gian hoạt động của nhiều loài Ḅ sát vào mùa hè c̣n phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thức ăn của chúng. Ví dụ, nhiều loài Thằn lằn, Thằn lằn không chân, thường kiếm mồi vào lúc hoàng hôn, nhưng khi gặp trời mưa rào vào ban ngày, nhiều côn trùng bay ra đă lôi kéo Thằn lằn ra bắt mồi vào ban ngày chứ không chờ đến hoàng hôn mới ra hoạt động.
Hoạt động ngày đêm của Ḅ sát c̣n chịu sự tác động của nhu cầu sưởi nắng. Vào thời gian mùa đông, đôi khi có ngày nắng ấm, nhiều Ḅ sát rời khỏi tổ để nắng, thu lấy nhiệt lượng, làm thân nhiệt tăng lên. Cũng như nhiều loài động vật khác, Ḅ sát không chịu đựng được nhiệt độ quá cao. Khi nhiệt độ không khí (chủ yếu vào mùa hè) cao quá, Ḅ sát t́m nơi ẩn nấp, như chui vào bụi cây, trèo lên chỗ cao..
b. Hoạt động mùa:
Hầu hết các loài Ḅ sát hoạt động có mùa trong một năm, sinh thái học gọi là “chu kỳ hoạt động mùa”. Trong chu kỳ này có một thời gian trong năm, con vật ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động, đặc biệt là ngừng hoạt động kiếm mồi và hoạt động sinh sản.
Tuyệt đại đa số loài Ḅ sát chịu đựng được nhiệt độ cao, nhưng rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ giảm xuống th́ sự linh hoạt của Ḅ sát giảm đi.
Vào mùa đông ở vùng ôn đới và hàn đới nhiệt độ không khí xuống thấp quá mức nhiệt độ tối thiểu của Ḅ sát bắt buộc chúng phải ngừng mọi hoạt động và cơ thể chuyển sang trạng thái ngủ đông. Ở miền nhiệt đới, nhiệt độ không khí luôn luôn ấm và nóng quanh năm, Ḅ sát không có hiện tượng ngủ đông, có thể gặp Thằn lằn, rắn, Rùa trong cả bốn mùa.
Trong lớp Ḅ sát, nhóm rắn hoạt động không theo qui luật rơ ràng. Rắn là động vật ăn mồi lớn, nên thức ăn là nhân tố chủ yếu quyết định hoạt động của chúng. Sau khi đă nuốt được mồi lớn, có khi chiếm 2/3 tới 3/4 thể trọng của nó, rắn có thể nằm ĺ ở nơi trú ẩn hàng tuần, có khi hàng tháng. Khi đói, rắn ḅ đi kiếm ăn bất cứ lúc nào.
6.5.3. Thức ăn
Theo thành phần thức ăn có thể phân Ḅ sát ra ba nhóm: ăn thực vật, động vật và ăn tạp.
- Nhóm Ḅ sát ăn thực vật
Nhóm này không nhiều loài, bao gồm một số loài Rùa, Thằn lằn. Các loài rắn hầu như không ăn thực vật, ngoại trừ loài rắn râu (Herpeton tentaculatum) ở miền Nam Việt Nam thường sống trong ao hồ, vực nước có nhiều tảo xanh; có thể tảo xanh là thức ăn chủ yếu của loài rắn này. Thằn lằn ăn thực vật cũng hiếm. Một vài trường hợp Thằn lằn ăn thực vật điển h́nh như một số dạng thuộc họ Agamidae, Iguanidae cũng ăn thực vật. Song chúng ưa thích thức ăn động vật hơn. Một số loài Thằn lằn sống ở vùng sa mạc, từng thời ḱ nhất định chúng ăn thực vật xanh để lấy nước trong thức ăn đó.
Các loài Rùa cạn ăn chủ yếu là thực vật: quả, lá. Song chúng cũng ăn thức ăn động vât. Nhiều đại diện của họ Testudinidae ưa thích ăn thịt giun, sên. Rùa nước ngọt ăn cỏ, cây thuỷ sinh. Một số loài Rùa biển ăn rong, rêu.
- Nhóm Ḅ sát ăn động vật
Đa số các loài Ḅ sát là những động vật ăn thức ăn động vật. Ngay cả những Ḅ sát ăn thực vật cũng không từ bỏ thức ăn động vật. Thức ăn của chúng là các dạng động vật khác nhau như: Thú nhỏ, chim, những loài ḅ sát khác loài, ếch nhái, cá, giun, sên, côn trùng. Thành phần thức ăn của Ḅ sát nói chung rất đa dạng, thay đổi tuỳ loài.
- Nhóm Ḅ sát ăn tạp
Tiêu biểu cho Ḅ sát ăn tạp là ba ba. Nó thường ăn cá, của, ốc, rong, củ, lá cây. Rùa mốc ăn thực vật thuỷ sinh, côn trùng, giáp xác, thân mềm. ếch nhái... Rồng đất ăn các loài côn trùng, giun đất và lá cỏ, đôi khi ăn cả của, cá nhỏ v.v....
6.5.4. Thích nghi bảo vệ
Tiến bộ hơn Lưỡng cư, một số Ḅ sát có cơ quan tấn công tích cực, nhưng chúng có nhiều kẻ thù. Các loài Ḅ sát có những phương thức tự vệ cơ bản sau:

a. Phương thức ẩn nấp, chạy trốn: Là cách đơn giản nhất khi cần tự vệ của nhiều loài Ḅ sát (Thằn lằn, rắn), kể cả những loài có nọc độc. Rùa đầm, rắn nước khi gặp nguy hiểm, lội ngay xuống nước, ch́m sâu xuống bùn. Những loài sống trên mặt đất, khi phát hiện ra nguy hiểm, chúng rúc vào khe, hốc, bụi rậm, nằm im tại đó cho đến khi yên tĩnh.

Phương thức ngụy trang: Là cách tự vệ đặc sắc của Ḅ sát. Ḅ sát có phương thức ngụy trang chủ yếu sau đây:

- Màu sắc ngụy trang: Nhiều loài rắn Thằn lằn có màu sắc giống với màu môi trường. Loài sống ở bùn, như rắn liu điu, thân có màu ch́. Loài sống trên cây có màu lục (rắn lục, rồng đất, rắn lá xanh), loài ở trên thân cây, như tắc kè, ô rô, nhông cánh, thân có mầu vỏ cây. Nhiều loài Ḅ sát có khả năng thay đổi màu sắc thích hợp với màu sắc của môi trường xung quang, điển h́nh là tắc kè hoa (Chamaeleon), nhông Calotes. Nhông có thể thay đổi màu, khi nó ở trên cây có màu nâu, lục hoặc vàng, khi nó xuống đất để chuyển từ cây này sang cây khác lại có màu vàng. Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu nhanh chóng và độc đáo, chỉ trong giây lát, màu ở thân có thể đổi từ trắng sang vàng, da cam, từ xanh lá cây sang tím, nâu thẫm, đen. Sự thay đổi màu sắc của loài này tuỳ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, đói, khát, tức dận hoặc sợ hăi. Những loài rắn sống trong bụi cây, băi cỏ thường có những hoa văn trên thân để dễ lẫn vào cỏ. Thằn lằn sống trên sa mạc hoặc trên băi cát thường có màu đốm hoa giống với màu cát. Có loài có thân h́nh dạng giống sự vật xung quanh. Rắn dây (Oxybelis) có màu sắc và vân trên thân giống dây leo trên cành cây. Một số loài Rùa ở đầm có mai phủ rong, rêu làm kẻ thù không phát hiện được khi chúng bơi dưới nước.

- H́nh dạng ngụy trang: Nhiều loài rắn lành có h́nh dạng giả rắn độc làm cho kẻ thù lưỡng lự không giám tấn công.

- Giả chết: Là h́nh thức ngụy trang của nhiều loài Ḅ sát có thể giúp chúng thoát nạn. Khi gặp nguy hiểm, nhiều loài rắn dây buông ḿnh rơi xuống đất. Thằn lằn gai (Cordylys cataphractus) gặp nguy hiểm đă cuộn tṛn ḿnh lại, miệng cắn chặt lấy gai đuôi, tạo thành khối gai tua tủa. Rắn mây (Dryocalamus), rắn răng sói (Lycodon) ở nước ta cũng có tập tính cuộn tṛn ḿnh lại.

- Cơ quan tự vệ: Rùa là nhóm Ḅ sát có mai là bộ phân tự vệ rất an toàn cho con vật khi nó rụt đầu, co chân và đuôi vào trong hộp. Tuy vây Rùa cũng không thể thoát chết đối với kẻ thù chuyên ăn thịt Rùa. Mai các loài Rùa ở cạn vững chắc hơn các loài ở nước. Các loài ḅ chậm có mai khép kín để bao bọc cơ thể như nhóm rùa hộp, loài không có mai phát triển có thể cắn. Cắn là h́nh thức vừa tự vệ khi bị kẻ thù tấn công, đông thời vưa là h́nh thức tân công của nhiều loài Ḅ sát.

b. H́nh thức tự vệ đối địch và tấn công

Nhiều loài rắn, Thằn lằn có h́nh dạng kỳ dị và màu sắc biển đổi làm kẻ thù khiếp sợ. Nhông xanh (Calotes versicolorr) phân bố h́nh như khắp đất nước ta, khi giận dữ có thể bạnh cổ ra rất lớn để lộ da cổ màu đỏ như máu trông rất ghê sợ. Nhông áo tơi (Clamydosaurus kingi) trông cũng dữ tợn, khi phô bày những mảnh da có màu sắc đe doạ ở hai bên cổ. Rắn xanh (Dryophis) cũng có thể căng da dể nổi những màu đen trắng khác thường.Rắn lải (Rhabdophis stolatus) lại có màu xanh lam-hồng. Rắn dây (Dendrelaphis pictus)

6.5.5. Tuổi thọ

Tuổi thọ cũng có ư nghĩa đối với cấu trúc quần thể Ḅ sát. Việc xác định tuổi thọ của các động vật hoang dại, trong đó có Ḅ sát là rất khó. Ḅ sát sống được khá lâu, nhất là Rùa. Rắn có thẻ sống được 20 năm nếu được nuôi chu đáo. Thằn lằn không thọ bằng rắn. Rùa sống lâu hơn cả. Có loài Rùa biển nuôi trong bể kính sống 33 năm. Đặc biệt các loài Rùa cạn sống lâu nhất. Nhiều loài sống tới nữa thế kỷ. Có loài Rùa (Testudo) sống tṛn 100 năm. Tất nhiên trong điều kiện thiên nhiên, tuổi thọ của Ḅ sát giảm nhiều.


LỚP CHIM

7.1. Đặc điểm chung

Chim là động vật có xương sống và có màng ối, có tổ chức cao và có cấu tạo thích nghi với sự bay lượn. Chim có những đặc điểm sau:

1. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh để thích nghi với sự bay lượn trên không. Chi sau biển đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi.

2. Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu ở cuối thân.

3. Bộ xương hoá cốt hoàn toàn. Xương xốp, nhiều khoang khí, nhưng rất rắn chắc. Các xương hộp sọ gắn kết lại. Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái.

4. Hệ thần kinh phát triển cao. Bán cầu năo, thuỳ thị giác, tiểu năo lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Năo bộ uốn khúc rơ ràng. đă có đủ 12 đôi dây thần kinh năo.

5. Thính giác có tai trong, tai giữa và tai ngoài, có vành tai sơ khai. Mắt lớn, là cơ quan định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển.

6. Hệ tuần hoàn kép, tim 4 ngăn, chỉ c̣n cung chủ động mạch phải. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi hoàn toàn.

7. Hô hấp bằng phổi, nhưng phổi nhỏ, độ co giăn của lồng ngực kém. Hệ thông túi khí phát triển len lỏi vào giữa các nội quan, cơ dưới da. Túi khí giúp cơ thể Chim cách nhiệt, giảm nhẹ thể trọng, chủ yếu hô hấp trong khi bay.

8. Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo theo hướng làm nhẹ cơ thể: không có răng, không có ruột thẳng tích trữ phân, các phần phủ tạng đều tập trung ở phần trước cơ thể.

9. Hệ bài tiết là hậu thận. Không có bóng đái. Nước tiểu được thải ra cùng với phân.

10. Là nhóm động vật di h́nh chủng tính. Chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng trái. Thụ tinh trong, con non mới nở là Chim khoẻ, phát triển đầy đủ.hoạt động được, hoặc Chim non yếu mù mắt, trụi lông.

7.2. Cấu tạo và hoạt động sống

7.2.1. H́nh dạng cơ thể

Cơ thể h́nh ô van ngắn, chia 4 phần: đầu, cổ, thân, đuôi. Thân ngắn, đầu nhỏ, đuôi ngắn (không kể lông đuôi), hai chi trước đặc biệt biến đổi thành cánh để nâng thân trong khi bay, di chuyển trên mặt đất bằng hai chi sau, hạ cánh và cất cánh.

7.2.2. Vỏ da

Da Chim mỏng, khô, thiếu tuyến. Tuyến da chỉ gồm tuyến phao câu tiết ra chất nhờn giàu vitamin D. Chim dùng mỏ rỉa chất đó, rồi rỉa vào lông làm cho lông trơn bóng không thấm nước đồng thời hấp thụ luôn vitamin đó. Tuyến phao câu rất phát triển ở những loài Chim ở nước (vịt, ngan,…) nhưng không có ở một số loài Chim sống trên cạn (đà điểu và vài loài vẹt và bồ câu).

Sản phẩm sừng của Chim chủ yếu là bộ lông vũ, ngoài ra c̣n có mỏ sừng, vảy sừng ở bàn chân, móng sừng và cựa.

Có hai loại lông chính là lông bao và lông đệm.



H́nh 7.1. Các loại lông và sự phát triển của lông chim (theo Hickman et al)

A → C: Các giai đoạn phát triển của lông; D: Sự phát triển diễn ra trong bao lông và vỏ bảo vệ; E. Lông bao cánh; F: Lông phiến với túm lông phụ; G: lông nệm; H: Lông bông.

Lông bao: là lông phủ trên người Chim. Lông bao có cấu tạo thường có một ống dài gồm phần rỗng là gốc cắm vào da và phần đặc là thân lông. Gốc lông có lỗ lông trên và lỗ lông dưới. Hai bên thân lông có những sợi lông mảnh song song hợp thành hai phiến lông. Hai bên mỗi sợi lông có hai hàng sợi lông nhỏ có móc nối với nhau làm cho phiến lông làm thành một tấm vững chắc. Khi phiến lông bị tẻ có thể vuốt để các sợi lông nhỏ móc lại với nhau làm phiến lông liền lại.

Lông bao gồm lông ḿnh (bao bọc cơ thể Chim tạo thành một lớp cách nhiệt), lông cánh mọc trên cánh là những lông lớn chuyên hóa nhất có vai tṛ quan trọng trong sự bay, lông đuôi mọc ở đuôi làm nhiệm vụ bánh lái, cản không khí và nâng thân Chim trong khi bay. Có một sự tương quan giữa h́nh thái của đuôi và cánh. Chim bay yếu hoặc bay lướt có đuôi rộng khỏe, cánh tṛn (gà, diều hâu,…). Chim bay khỏe có đuôi hẹp, cánh nhọn (nhạn, cú muỗi,…). Khác với cánh, vai tṛ của đuôi ít quan trong hơn trong khi bay nên ở nhiều loài thường ở h́nh thức trang trí, đặc biệt ở Chim đực (gà , công, chèo bẻo,).

Lông đệm thường ở dưới lông ḿnh có gốc lông rất ngắn đầu có nhiều sợi lông dài mảnh, thân lông cực ḱ ngắn. Một số sợi lông cũng mang những sợi lông nhỏ song không có móc. Hệ thống lông tơ có tác dụng tăng bề dày của bộ lông và chống thoát nhiệt có hiệu quả.

Ngoài hai loại lông chính, Chim c̣n có lông chỉ là loại lông thiếu phiến lông, thường mọc ở mép các loài Chim.

Trên cơ thể Chim có những vùng trụi lông. Vùng này thường ở những chỗ có cơ làm da căng ra khi Chim bay. Ở những loài Chim bay nhiều vùng trụi lông lại càng lớn.

Chim thường thay lông một hoặc hai lần trong một năm. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng lột xác. Thông thường tất cả bộ lông Chim không thay ngay một lúc mà lần lượt thay theo thứ tự nhất định như vậy không lúc nào Chim bị mất khả năng bay, cơ thể th́ luôn có lông vũ bảo vệ.

7.2.3. Hệ cơ

Những cơ phát triển nhất là cơ ngực, cơ dưới đ̣n (những cơ vận chuyển cánh), cơ đùi và cơ ống chân khá lớn (vận chuyển trên cạn, chuyền cành, cất cánh và hạ cánh), hệ cơ cổ cũng phát triển. Các cơ vùng lưng ít phát triển làm giảm nhẹ trọng lượng Chim và làm giảm ma sát trong lúc bay.





7.2.4. Bộ xương

Bộ xương Chim nh́n chung nhẹ (rất xốp) và chắc (gồm nhiều phần gắn chặt với nhau).

a. Cột sống

Cột sống Chim gồm 4 phần: cổ, ngực, chậu và đuôi (phần thắt lưng của Chim gắn với phần chậu). Phần cổ rất dài gồm nhiều đốt sống, đốt sống Chim có kiểu lơm h́nh yên tức là vừa lồi vừa lơm, nên cổ rất linh hoạt. Một số lớn các đốt sống ngực gắn liền nhau, các đốt sống chậu hoàn toàn gắn liền nhau và gắn liền với xương chậu thành một khối rất vững chắc đảm bảo dáng đứng trên hai chân của Chim. Có một số đốt sống đuôi tự do, một số đốt sống đuôi cuối cùng gắn liền nhau thành xương cùng hay xương phao câu. Đây là chỗ bám vững chắc của các lông đuôi.

b. Xương sọ

Sọ Chim nhẹ, hộp sọ lớn, hốc mắt rất lớn, các xương sọ gắn liền nhau nên không thấy vết nối, hàm không có răng.

c. Xương chi

Chi trước có hai xương bả dài h́nh lưỡi kiếm ở phía lưng (đặc trưng cho Chim); hai xương quạ lớn dùng làm trụ cột cho hai vai, hai xương đ̣n dài, mảnh nối liền nhau làm thành chạc đ̣n h́nh chữ V có tác dụng như cái nhíp rất đặc trưng cho Chim. Xương mỏ ác rộng có một mào xương lớn ở giữa gọi là mấu lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho những cơ vận động cánh. Chim càng bay giỏi mấu lưỡi hái càng lớn. Chim chạy (đà điểu) không có lưỡi hái. Xương sườn gồm hai khúc khớp gần thẳng góc với nhau. Khúc bụng có một mấu nhỏ t́ vào sườn sau (giống với cá sấu) làm lồng ngực thêm vững chăi.

Ngoài ra có xương cánh lớn, xương trụ ngắn hơn xương quay, cổ tay chỉ c̣n hai xương nhỏ, bàn tay có hai xương nhỏ dài, chỉ c̣n 3 ngón: ngón cái nhỏ tự do, ngón hai có hai đốt rất dài, ngón ba có một đốt ngắn.

Chi sau: Đai hông có xương chậu dài gắn liền với các đốt sống chậu, làm thành một ṿm xương rộng và vững chắc làm chỗ bám cho những cơ nâng đở ḿnh Chim khi Chim đứng trên hai chi sau. Xương ngồi cũng lớn gắn liền với xương chậu, hai xương háng mảnh có hai đầu tự do để trứng dể lọt qua. Xương ống có xương chày lớn và xương mác tiêu giảm gắn liện với xương chày. Xương chày gắn liền với một số xương cổ chân thành một xương dài lớn gọi là xương ống –cổ. Các xương bàn chân có 3 chiết riêng rẽ trong phôi, về sau gắn liền với một số xương cổ chân khác thành xương cổ-bàn-lớn. Chim có từ hai đến bốn ngón, ngón cái thường ở phía sau, ba ngón c̣n lại ở phía trước. Ở những loài Chim leo trèo (gơ kiến) có hai ngón ở phía trước và hai ngón ở phía sau.



H́nh 7. 2. Bộ xương và vị trí các lông cánh chim (theo Hickman et al)

7.2.5. Hệ tiêu hóa

Chim có xoang miệng hẹp, hàm không có răng. Thực quản dài, ở nhiều loài ph́nh ở dưới làm thành diều là nơi trữ và làm mềm thức ăn. Dạ dày gồm hai phần: dạ dày tuyến nhỏ phía trước, dạ dày cơ to phía sau. Dạ dày tuyến tiết chủ yếu men pepsin và axit chrohidric vào dạ dày cơ. Màng bên trong dạ dày cơ Chim ăn hạt hóa kêratin dày. Tác dụng nghiền thức ăn của nó được tăng cường thêm do những hạt rắn (cát, sỏi) mà Chim nuốt vào. Ở chỗ chuyển tiếp từ chỗ ruột non sang ruột già. Ở một số loài Chim có một đôi ruột bít (manh tràng). Manh tràng là nơi tiêu hóa trung b́nh tử 30 - 40% cenlulo nhờ sự lên men của vi sinh vật và có khả năng hấp thụ lại nước (một lượng nhỏ). Ruột già không phân hóa thành ruột thẳng do đó ở Chim thiếu nơi trử phân. Phân được đổ vào xoang huyệt và đuợc thải ra ngoài qua 9 đến 10 lần co bóp của ruột non. Ruột Chim ngắn hơn ruột ḅ sát theo hướng giảm khối lượng cơ thể). Ruột Chim ăn hạt dài hơn ruột Chim ăn quả (chào mào, cu xanh, niệc,…) và thường có manh tràng lớn.

Tuyến tụy màu trắng, bám vào phần đầu ruột non, sau dạ dày. Dịch tụy từ tuyến tụy tiết ra chứa các men tiêu hóa được đổ vào ruột non. Dịch mật do gan tiết ra được trữ ở túi mật (một số loài Chim như bồ câu thiếu túi mật) sau đó đổ vào ruột non, dich mật có vai tṛ nhủ tương hóa lipit.



7.2.6. Hệ hô hấp

Hệ hô hấp của Chim gồm khe họng dẫn tới thanh quản. Tiếp theo là khí quản, khí quản chia làm đi vào hai phế quản trước khi vào phổi. Vị trí giữa ngă ba của hai phê quan và khí quản c̣n có một cơ quan đó là minh quản, là nơi phát ra tiếng hót của Chim. Phổi Chim xốp, phế quản đi tới phổi phân nhánh trong phổi thành ống khí nhỏ dần rồi nối với nhau thành một mạng ống khí gọi là hệ thống mao quản khí. Bề mặt trao đổi khí của phổi Chim lớn hơn phổi ḅ sát nhiều. Một số nhánh của phế quản phân nhánh tới các túi khí. Các túi khí tác dụng như cái bơm hút (khi Chim nâng cánh) và đẩy khí (khi Chim hạ cánh) làm cùng một lượng không khí qua phổi vào túi khí rồi từ túi khí lại qua phổi một lần nữa rồi mới ra ngoài gọi là hiện tượng thở kép. Nhờ đó Chim tận dụng được nguồn oxy có trong không khí và có thể tăng nhịp hô hấp khi Chim bay (tăng số lần vỗ cánh). Khi nghỉ, ch́m lại thở bằng lồng ngực.


7.2.7. Hệ tuần hoàn

Tim Chim chia làm bốn ngăn, rất lớn, không có xoang tĩnh mạch.

Hệ thống động mạch: chỉ có một cung động mạch chủ phải xuất phát từ tâm thất trái. Cung động mạch chủ trái đă tiêu biến hoàn toàn hoặc chỉ c̣n lại di tích. V́ vậy máu đi nuôi cơ thể hoàn toàn là máu đỏ tươi. Cung động mạch phải kéo dài dọc cột sống thành động mạch chủ lưng phát các động mạch tới các nội quan. Từ tâm thất phải phát đi động mạch phổi.

Hệ tĩnh mạch cũng tương tự như hệ tĩnh mạch của ḅ sát. Tuy nhiên ở gốc tĩnh mạch đuôi c̣n có một tĩnh mạch mạc treo ruột đặc trưng cho Chim đồng thời với tĩnh mạch trên ruôt cùng đổ vào tĩnh mạch gan. Tĩnh mạch trên ruột tương đương với tĩnh mạch bụng của ếch nhái và ḅ sát.



H́nh 7.4. Hệ tuần hoàn của chim bồ câu (Theo Parker)

1. Tâm nhĩ phải; 2. Tâm thất phải; 3. Động mạch phổi trái; 4. Động mạch phổi phải; 5. Tâm nhĩ trái ; 6. Tâm thất trái; 7. Cung động mạch chủ; 8. Động mạch không tên trái; 9. Động mạch không tên phải; 10. Động mạch cảnh chung ; 11. Động mạch cảnh ngoài; 12. Động mạch cảnh trong; 13. Động mạch duới đ̣n; 14. Động mạch ngực trái; 15. Động mạch chủ lưng ; 16. Động mạch đùi phải; 17. Động mạch thận; 18. Động mạch ngồi trái; 19. Động mạch hông; 20. Động mạch mạc treo ruột; 21. Động mạch đuôi; 22. Tĩnh mạch đuôi; 23. Tĩnh mạch; 24. Tĩnh mạch đùi; 25. Tĩnh mạch hông; 26. Tĩnh mạch chủ sau; 27. Tĩnh mạch mạc treo ruột; 28. Tĩnh mạch trên thận; 29. Tĩnh mạch thận; 30. Tĩnh mạch duới đ̣n; 31. Tĩnh mạch trái; 32. Tĩnh mạch chủ trước phải.

7.2.8. Hệ thần kinh

Bán cầu năo Chim lớn đẩy hai thùy thị giác cũng khá lớn sang hai bên, nhưng vơ năo vẫn c̣n mỏng. Nền của bán cầu năo gắn với thể vân có vai tṛ quan trọng. Phần trước thể vân đảm bảo các bản năng sinh dục: giao cấu, làm tổ, ấp trứng, nuôi con. Năo giữa chủ yếu có vai tṛ thị giác. Tiểu năo có thùy giữa lớn có vân ngang và hai thùy bên nhỏ ứng với các h́nh thức cử động phong phú ở Chim. Đường uốn khúc ở hành tủy rỏ. Thùy khứu giác nhỏ. Có 12 đôi dây thần kinh năo.

Tủy sống có phần ph́nh vai và phần ph́nh thắt lưng rơ ràng.



H́nh 7.5. Sơ đồ năo bộ chim (Theo Đào Văn Tiến)

a) Mặt trên ; b) Mặt bên ; c) Mặt dưới

1.Thùy khứu giác; 2.Bán Cầu Năo; 3.Thùy thị giác; 4.Tiểu năo; 5.Hành tủy; 6.Mấu năo trên; 7.Dây thần kinh thị giác; 8.Mấu năo dưới

7.2.9. Giác quan

Chim có mắt rất lớn. Mắt Chim điều tiết bằng hai cách: làm biến dạng thủy tinh thể do những cơ mi nằm trong mi thể hoặc làm thay đổi khoảng cách giữa thủy tinh thể và màng vơng bằng tác động của cơ ṿng chung quanh màng giác. Ở nhiều loài Chim mắt rất tinh (cắt, điểu, én, nhạn,…) c̣n có thêm điểm vàng bên (tạo cảm giác nổi).

Thính giác Chim cũng tương tự như ở ḅ sát, song tai trong có ốc tai dài hơn, và có số lượng tế bào thính giác lớn hơn. Tai ngoài có ống tai khá sâu với nếp da nổi lên và phủ lông; Ở cú tai ngoài có hai nếp da, nếp trước có thể dựng lên để hướng tiếng động. Chim nghe được những âm thanh với tần số khoảng 30 - 20 ngh́n hec, một số loài nghe được cả siêu âm (35 - 50 ngh́n hec).

Khứu giác ở Chim nói chung ít có vai tṛ quan trọng.

7.2.10. Hệ bài tiết

Thận của Chim là thận sau rất lớn chia làm ba thùy rỏ ràng, có cấu tạo tương tự như ở ḅ sát. Nước tiểu đặc có màu trắng như ḅ sát. V́ Chim không có bóng đái, nên nước tiểu được thải ra cùng với phân.

7.2.11. Hệ sinh dục

Chim trống có đôi tinh hoàn lớn có tinh hoàn phụ đổ tinh dịch vào ống dẫn tinh (ống Vônphơ) rồi đổ vào xoang huyệt. Cơ quan giao cấu thiếu (trừ ngỗng, vịt). Khi đạp mái, xoang huyệt con trống lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao cấu tạm thời.

Chim mái chỉ có buồng trứng trái và ống dẫn trứng trái phát triển. Buồng trứng phải và ống dẫn trứng phải chỉ c̣n vết tích. Ống dẫn trứng có thể chia thành năm phần: phễu có vành rộng hứng trứng, phần tuyến có nhiều tuyến nhờn và những tuyến sinh ḷng trắng, eo ống dẫn trứng có tế bào tuyến tiết ra màng vỏ trứng; tử cung có tế bào nhày tiết ra chất làm nở ḷng trắng và tiết ra vỏ đá vôi; âm đạo nối với huyệt. Sự thụ tinh chủ yếu xảy ra ở phễu. Trứng Chim có vỏ đá vôi có rất nhiều lỗ nhỏ để thấm khí, bên ngoài cùng lại có một màng rất mỏng để không khí lọt qua song ngăn không cho vi khuẩn lọt vào. Ở đầu to của trứng, hai lớp màng vỏ trứng tách rời nhau làm thành những buồng khí là chỗ dự trữ cho ḷng trắng bành trướng ra khi trứng được ấp. Ḷng đỏ (noăn hoàng) được treo bởi hai dây xoắn ở đầu giữ cho nó nằm thăng bằng trong ḷng trắng và mầm phôi luôn luôn ở phía trên ḷng đỏ để nhận được nhiều nhiệt nhất khi ấp. Ḷng đỏ là chất dự trữ chủ yếu góp phần h́nh thành mô của phôi, đảm bảo yêu cầu về năng lượng và một phần yêu cầu về nước. Ḷng trắng trứng đáp ứng chủ yếu yêu cầu về nước cần thiết cho sự phát triển của phôi.

Phôi Chim chỉ được phát triển khi được ấp tự nhiên và nhân tạo. Thời gian ấp trứng thay đổi tùy từng loài Chim (15 - 30 ngày). Nói chung Chim càng lớn thời gian ấp trứng càng dài.

Chim non khỏe, khi mới nở đă phát triển đầy đủ: ḿnh có lông tơ, mắt đă mở, đă đi được hoặc bơi được ngay để theo bố mẹ đi kiếm ăn như gà, ngỗng, vịt, đà điểu.

Chim non yếu mới nở chưa phát triển đầy đủ, thiếu lông hoặc ít lông tơ, chưa mở mắt, không thể tự kiếm thức ăn, phải nằm trong tổ một thời gian nhất định và được bố mẹ mớm cho ăn như Chim trong bộ sẻ, bồ câu, gơ kiến, cú vọ và bồ nông.

7.3. Phân loại Chim

Tổng số các loài Chim hiện đang sống trên Trái đất khoảng trên 9000 loài, thuộc 40 bộ và 155 họ. Các loài Chim hiện này phân hoá thích nghi với những điều kiện sống rất đa dạng theo 3 hướng chính: hướng Chim chạy với các bộ như Đà điểu, hướng Chim bơi như các bộ Chim cánh cụt và hướng Chim bay gồm các bộ c̣n lại và các loài Chim hiện tại có thể sắp xếp thành ba tổng bộ



7.3.1. Tổng bộ Chim bơi (natantes hay impennes)

Có cấu tạo chuyên hóa thích nghi cao độ với đời sống bơi lội giỏi ở biển: ḿnh có lông ngắn, chi trước biến thành bơi chèo với những lông cánh nhỏ và ngắn, xương lưỡi hái lớn, cơ ngực phát triển, chi sau lùi xa về phía sau ḿnh, nên Chim có dáng đứng thẳng chân có màng bơi nối liền 3 ngón trước.

Tổng bộ Chim bơi chỉ gồm có một bộ Chim Cụt (Sphenisciformes) gồm 16 loài sống ở Nam bán cầu nhưng có thể theo ḍng nước đi về phía Bắc tới vùng xích đạo. Chim Cánh Cụt sống từng đàn rất đông ở các bờ biển Nam cực, bơi lặn giỏi bằng cánh, ăn cá, Chim mới nở đă có đủ lông, song c̣n yếu và mù.



H́nh 7.7. Chim cách cụt lùn tè

7.3.2. Tổng bộ Chim chạy (Neognathae hay Gradientes)

Bộ Đà điểu châu Phi (Structhioniformes)

Gồm những loài Chim lớn nhất hiện nay, nặng từ 75-100kg, không biết bay, chạy nhanh, cánh không phát triển, xương mỏ ác thiếu xương lưỡi hái, chân to khỏe, chỉ có hai ngón, được sử dụng làm cơ quan tự vệ và giúp Chim chạy nhanh. Chim non khỏe. Chỉ có một loài Đà điểu lạc đà (Struthio camelus) sống đàn ở vùng bán sa mạc châu Phi và TâyNam châu Á.

Bộ Đà điểu châu Mỹ (Rheiformes)

Nhỏ hơn Đà điểu châu Phi (20-25kg), cổ trụi, chân có 3 ngón. Chỉ có một giống (Rhea) gồm 2 loài. Sống ở vùng thảo nguyên Nam Mỹ.

Bộ Đà điểu Úc (Casauriiformes)

Có cỡ trung b́nh (40-55kg), đầu và cổ có lông, chân có 3 ngón.

Bộ không cánh (Apterygiformes)

Chim có cỡ 2-3kg, cổ ngắn, mỏ rất dài mảnh có hai lỗ mũi ở đầu cùng của mỏ, cánh rất nhỏ ẩn trong bộ lông, lông đuôi thiếu, chân có 4 ngón. Chỉ có một giống Chim không cánh (Apteryx) Chim Kivi (Apteryx australis) sống ở rừng rậm Tân Tây Lan có khứu giác đặc biệt phát triển.

Các Chim trong bộ Đà điểu và Không cánh đều là các bộ Chim hiếm quư cần được bảo vệ.








Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 20/06/2015

https://sinhhocplus.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết