Tìm Hieu Sinh Hoc Plus
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thông tin chung ngành Nguyên Sinh

Go down

Thông tin chung ngành Nguyên Sinh Empty Thông tin chung ngành Nguyên Sinh

Bài gửi by Admin Sat Jun 20, 2015 5:33 pm

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
Cơ thể động vật nguyên sinh là một tế bào nhân chuẩn nhưng các phần của tế bào phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử để đảm nhận mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập.
\ Cấu tạo cơ thể
-  Kích thước: Đa số có kích thước nhỏ (trung bình 50 - 150µm), nhỏ nhất 2 – 4µm. Tuy nhiên, cũng có một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn như trùng có lỗ (đường kính vỏ đạt tới 5-6cm).
-  Hình dạng: Không có hình dạng nhất định, hình thoi, hình chiếc giày, hình chuông, hình trứng, hình búp chỉ, hìnhchai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị…
-  Kiểu đối xứng: Từ không đối xứng (trùng chân giả) đến đối xứng mặt trời (trùng phóng xạ, trùng mặt trời), đối xứng tỏa tròn (amips có vỏ), đối xứng hai bên (zygomorphic), mất đối xứng (asymmetry)
-  Cấu trúc tế bào: Gồm màng tế bào, tế bào chất, nhân
+ Màng: Do lớp ngoài tế bào chất tạo nên: thường là màng phim (pellicula), một số động vật nguyên sinh là màng cuticula (đôi khi thấm thêm SiO2, CaCO3…) như trùng lỗ, một số động vật nguyên sinh có vỏ cellulose điển hình như thực vật
+ Tế bào chất: Lớp ngoài (ngoại chất) quánh và đồng nhất, hình thành màng tế bào. Lớp trong (nội chất) lỏng và dạng hạt, chứa nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân.
+ Nhân: Có màng nhân bao quanh và trên màng nhân có nhiều lỗ hổng thông với tế bào chất, trong nhân còn có hạch nhân, nơi hình thành các ribosome. Thông thường động vật nguyên sinh chỉ có một nhân nhưng một số nhóm co hai hay nhiều nhân (Trùng đế giày).


Hoạt động sinh lý
Tính cảm ứng: Động vật nguyên sinh có phản ứng dương hay âm bởi các thay đổi khác nhau của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…) cũng như các tác động cơ học.
Cơ quan tử vận chuyển
- Chân giả: Được tạo nên nhờ sự thay đổi trạng thái lỏng quánh của tế bào chất để thực hiện chức năng di chuyển và bắt mồi. Có nhiều dạng chân giả như: chân giả thùy, chân giả sợi, chân giả mạng, chân giả trục.

- Roi bơi và lông bơi: Là cơ quan tử vận chuyển khá rõ ràng, chúng không có sự khác nhau về cấu trúc siêu hiển vi nhưng khác nhau về số lượng và độ dài (lông bơi thường ngắn hơn và nhiều hơn roi bơi). Khi di chuyển lông bơi và roi bơi tạo dòng nước lướt qua bề mặt cơ thể giúp động vật nguyên sinh tăng cường trao đổi khí với môi trường hoặc đưa thức ăn tới bào khẩu.

Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu không bào co bóp
- Cấu  tạo của không bào co bóp: Đó là một túi chứa, có thể tích lũy nước và chất cặn bã. Quá trình này làm chokhông bào co bóp lớn dần lên, khi đạt đến một kích thước nhất định chúng sẽ di chuyển ra phía màng tế bào vỡ ra,tống nước và chất thải ra ngoài.
- Ý nghĩa của không bào co bóp: Khi hoạt động chúng vừa thải chất cặn bã vừa đẩy lượng nước thừa ra ngoài giúp lấy lại nồng độ bình thường của chất hòa tan và khôi phục áp suất bình thường trong tế bào chất. Nhờ đó, cơ thể động vật nguyên sinh nước ngọt không bị vỡ do nước từ ngoài ngấm vào. Chỉ có các động vật nguyên sinh sống ở nước ngọt thìmới có khả năng hình thành không bào co bóp.
- Cơ chế điều khiển hoạt động của không bào co bóp: Có thể nhờ sự tập trung ti thể xung quanh không bào co bóp để cung cấp năng lượng cho hoạt động bơm nước ra ngoài.
- Các loại không bào co bóp: Không bào co bóp đơn giản và không bào co bóp xếp thành một hệ thống gồm một không bào lớn ở giữa nhận nước từ các ampun phóng xạ bao quanh.
Dinh dưỡng
- Tự dưỡng: Nhờ năng lượng quang học (quang dưỡng) như trùng roi xanh.
- Dị dưỡng: Thức ăn là các vụn hữu cơ, sinh vật nhỏ bé, chất hòa tan trong nước. Cách bắt mồi khác nhau: trùng chân giả bắt mồi bằng chân giả, trùng roi dùng roi di chuyển để đưa thức ăn và dưỡng khí vào, trùng lông bơi dùng chất độc của tế bào chích làm tê liệt con mồi và đưa vào bào khẩu…Quá trình tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa.
- Tạp dưỡng (hỗn dưỡng): Một số động vật nguyên sinh vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng tùy sự thay đổi của điều kiện môi trường sống (trùng roi xanh – Euglena viridis)





Hô hấp
- Động vật nguyên sinh chưa có cơ quan hô hấp nên nó thực hiện trao đổi khí qua màng tế bào.
- Một số động vật nguyên sinh sống kí sinh có khả năng hô hấp kị khí.
Kết bào xác
- Kết bào xác là hiện tượng chuyển sang sống tiềm sinh trong vỏ bọc của động vật nguyên sinh khi điều kiện sống bất lợi.
- Trong bào xác, chuyển hóa giảm tối đa nhưng một số động vật nguyên sinh có thể sinh sản vô tính bằng phân đôi, mọc chồi hoặc liệt sinh.
- Kết bào xác gặp phổ biến ở động vật nguyên sinh nước ngọt và ở đất nhưng hiếm gặp ở động vật nguyên sinh nước mặn. Động vật nguyên sinh kí sinh bào xác bảo vệ chúng khi ra ngoài cơ thể vật chủ.

Sinh sản
- Sinh sản vô tính: Phổ biến ở động vật nguyên sinh: phân đôi, liệt sinh, nẩy chồi, sinh sản bằng bào tử…

- Sinh sản hữu tính: Bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường sống trở nên bất lợi như các hình thức sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp (trùng đế giầy), sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao, noãn giao. Trong đó, sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất, sinh sản hữu tính noãn giao là mức độ cao nhất, đặc trưng ở động vật đa bào.

Hình 1.7. Sinh sản tiếp hợp ở trùng giày
- Xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Gặp ở trùng lỗ, trùng bào tử, trùng mặt trời. Sinh sản vô tính tạo ra nhiều cá thể (ở một vật chủ) và sinh sản hữu tính tạo ra các mầm giao tử và các giao tử (ở một vật chủ khác) như trùng bào tử.

Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh
Theo quan điểm phân chia 4 giới của Takhajant, Động vật nguyên sinh được sắp xếp vào giới động vật. Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh gần đây có nhiều thay đổi với xu hướng phát triển của khoa học là tách riêng và nâng lên một đơn vị phân loại như: từ một ngành tách thành nhiều ngành, từ một lớp tách thành nhiều lớp… làm cho Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh ngày càng mang tính tự nhiên hơn.
Hiện nay, phân giới động vật nguyên sinh (Protozoa) được chia thành 4 nhóm lớn (liên ngành) và có 12 ngành:
Động vật nguyên sinh có chân giả: Có 4 ngành
+ Ngành trùng chân giả
+ Ngành trùng có lỗ
+ Ngành trùng phóng xạ
+ Ngành trùng mặt trời
Động vật nguyên sinh có roi bơi: Có 4 ngành
+ Ngành động vật cổ
+ Ngành trùng roi động vật
+ Ngành trùng roi giáp
+ Ngành trùng roi cổ áo
Động vật nguyên sinh có bào tử: Có 3 ngành
+ Ngành trùng bào tử
+ Ngành trùng bào tử gai
+ Ngành trùng vi bào tử
Động vật nguyên sinh có lông bơi: Có 1 ngành là ngành trùng lông bơi.


Ngành Trùng bào tử gai (Cnidosporozoa)
- Ký sinh trong cơ thể động vật (chủ yếu là cá).
- Bào tử có cấu tạo riêng, gồm nhiều tế bào và có vỏ bao ngoài (do 2 tế bào biến đổi thành).
- Có tế bào chích có thể phóng ra ngoài tạo thành gai bám và có tế bào mầm 2 nhân.
- Trong vòng đời của Trùng bào tử gai, có giảm phân lần cuối để cho ra 2 nhân của tế bào mầm trong bào tử. Khi tế bào mầm được giải phóng thì 2 nhân sẽ phối hợp với nhau cho ra nhân lưỡng bội và bắt đầu nguyên phân để cho plasmodi nhiều nhân. Như vậy, trong vòng đời, giai đoạn lưỡng bội chiếm ưu thế, giai đoạn đơn bội rất ngắn và đặc điểm này sai khác rõ ràng với vòng phát triển của Trùng bào tử.
- Đa dạng và tầm quan trọng: Có  khoảng  1.250  loài, chia làm 2 bộ: Bộ Trùng bào tử nhầy = kín (Myxosporidia) và Trùng bào tử tia (Actinomyxidia). Nước  ta  có  43  loài,  phổ  biến  là  giống Myxobolus. Trùng bào tử gai có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho cá, gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt và một số động vật khác. Loài hay gặp là Myxobolus cyprini ký sinh ở mang, cơ, thận, gan cá chép, loài Lentospora cerebralis ký sinh ở cá hồi, cá hương.
Ngành trùng chân giả
* Đặc điểm cấu tạo và sinh lý
- Cấu tạo:
+ Cơ thể trần hoặc có vỏ.
+ Tế bào chất có các cơ quan tử để thực hiện các chức năng sinh lí của cơ thể.
+ Nhân:  Giàu dịch nhân, chất nhiễm sắc và hạch nhân; số lượng nhân thay đổi tùy loài.
(Trong số động vật thuộc ngành Trùng chân giả thì amip có cấu tạo đơn giản nhất, có kích thước khá lớn (0,5mm)và không có vỏ bao bọc nên dễ quan sát).
- Di chuyển: Có khả năng hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi. Vị trí hình thành và hình dạng chân giảthường không cố định trên cơ thể và sai khác nhau ở các loài khác nhau.
+ Thức ăn của amíp là các vi khuẩn, sinh vật nhỏ bé, các vụn bã hữu cơ hòa tan trong nước theo kiểu thực bào hayẩm bào.
+ Quá trình tiêu hoá nội bào: bằng cách hình thành không bào tiêu hóa và thực hiện quá trình tiêu hóa bên trong tế bào, đặc trưng cho động vật nguyên sinh.
- Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp
- Trùng chân giả có khả năng kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi. Đó là quá trình co cơ thể lại, thải bớt nước và thức ăn ra ngoài, hình thành vỏ cứng có hai lớp. Khi điều kiện thuận lợi thì chúng phân hủy vỏ và trở lại hoạt động bình thường. Nhờ có bào xác mà trùng chân giả có thể phát tán được do luồng gió hay dòng nước và tồn tại được tron điều kiện sống bất lợi.
* Đặc điểm sinh sản
- Sinh sản vô tính: Phân đôi, liệt sinh. Tốc độ sinh sản vô tính phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà chủ yếu là thức ăn. Nếu thức ăn đầy đủ, nhiệt độ thích hợp thì loài Amoeba proteus cứ 1-2 ngày phân chia một lần, một số trùng lõ sinh sản vô tính bằng liệt sinh.
- Sinh sản hữu tính: Chỉ xảy ra ở một số ít loài, đó là sự kết hợp của hai tế bào sinh dục hay của hai nhân sinh sản.
* Phân loại và tầm quan trọng
Trùng chân giả có khoảng 10.000 loài hiện đang sống và số lượng lớn loài hóa thạch nhờ vào cơ thể có vỏ rắn, một lớp và chia làm 3 bộ.
- Bộ amíp trần:
+ Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể không có bộ xương hay vở bọc, hình dạng cơ thể luôn thay đổi. Các amíp trần có chân giả khác nhau về số lượng (1 hay nhiều), hình dạng (thùy, sợi, nhú, gai…) và về độ lớn.
+ Đặc điểm sinh thái: Phần lớn amíp trần sống tự do trong nước ngọt và đất ẩm, chỉ một số loài kí sinh trong ruột người và động vật. Ví dụ amíp lỵ (Entamoeba hystolytica) kí sinh gây bệnh lỵ ở người, tạo các vết loét dạng núi lửa trên mặt trong của thành ruột. Chúng ăn hồng cầu và có thể theo máu và bạch huyết vào gan gây ap xe gan.
- Bộ amíp có vỏ:
+ Đặc điểm cấu tạo: Sai khác chủ yếu với amíp trần là chúng có thêm một lớp vỏ bằng silic hoặc kitin, co khi gắn thêm các hạt cát, vừa có tác dụng bảo vệ, vừa có tác dụng nâng đỡ cơ thể.

Ngành Trùng lỗ (Foraminifera)
* Đặc điểm cấu tạo:
- Vỏ cơ thể:
+ Kích thước của vỏ rất khác nhau từ vài chục μm đến hàng trăm μm, thậm chí tới vài cm (giốngCornuspiroides) hay tới 6cm (giống Nummulites).
+ Cấu tạo của vỏ có một ngăn hay nhiều ngăn (có tới 100 ngăn, giữa các ngăn có lỗ nhỏ thông với nhau),xếp thành dãy hay xếp xoắn ốc. Trùng có lỗ có lớp vỏ hữu cơ có liên kết với các hạt cát hay ngấm CaCO3, SiO2, trênvỏ có nhiều lỗ nhờ đó mà chân giả thò ra ngoài.
- Chân giả: Hình sợi rất dài, thường kết với nhau thành mạng lưới.




* Đặc điểm sinh sản: Trong vòng đời có xen kẽ thế hệ sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Có hình thành giao tửcó roi và trong vòng đời có xen kẽ thế hệ.
Vídụ: Trùng có lỗ Discorbis patelliformis có hiện tượng xen kẽ thế hệ. Thể hữu tính mở đầu cho thế hệ sinh sảnhữu tính bằng cách liệt sinh để hình thành nhiều giao tử giống nhau (isogamete), có 2 roi.
Sau khi kết hợp để hình thành nên hợp tử (2n), cá thể này phát triển thành thể vô tính (agamont) để mở đầu cho thế hệ sinh sản vô tính. Thể vô tính phân chia nguyên nhiễm nhiều lần và giảm nhiễm một lần cuối để hình thành nên thể hữu
tính (gamont) có nhiễmsắc thể đơn bội (n).
* Vai trò thực tiễn
Phần lớn chúng sống ở biển, khi chết đi vỏ của chúng lắng xuống đáy biển (1 gam cát có thể có tới 50.000cá thể). Khi có các cuộc tạo sơn, chúng tham gia tạo nên các nền đất đá trên lục địa với diện tích rất rộng.
Các lớp đá vôi và sa thạch xanh là vỏ của Trùng lỗ (ví dụ đá vôi tạo nên cao nguyên Sahara hoàn toàn bằng vỏ của giống Nummulites và vùng cao nguyên này xưa kia là đáy biển).
- Xác định tuổi địa tầng dựa vào hóa thạch của chúng. Ví dụ giống Nummulites đặc trưng cho kỷ Đệ tam; họFusulinidae chỉ
thị cho các lớp dất thuộc kỷ Thạch thán và Pecmi.
- Thăm dò những nơi có dầu mỏ vì lớp đất chứa dầu mỏ thường tương ứng với một số loài Trùng lỗ xác định
- Trùng lỗ ở Việt Nam khá phong phú về thành phần loài. Đến nay đã xác  đinh  được  290  loài  Trùng  lỗ.
Ngành trùng chân giả
* Đặc điểm cấu tạo và sinh lý
- Cấu tạo:
+ Cơ thể trần hoặc có vỏ.
+ Tế bào chất có các cơ quan tử để thực hiện các chức năng sinh lí của cơ thể.
+ Nhân:  Giàu dịch nhân, chất nhiễm sắc và hạch nhân; số lượng nhân thay đổi tùy loài.
(Trong số động vật thuộc ngành Trùng chân giả thì amip có cấu tạo đơn giản nhất, có kích thước khá lớn (0,5mm)và không có vỏ bao bọc nên dễ quan sát).
- Di chuyển: Có khả năng hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi. Vị trí hình thành và hình dạng chân giảthường không cố định trên cơ thể và sai khác nhau ở các loài khác nhau.

Hình 1.8. Chân giả ở Amíp và giả thiết giải thích sự hình thành chân giả khi amip hoạt động
- Dinh dưỡng:
+ Thức ăn của amíp là các vi khuẩn, sinh vật nhỏ bé, các vụn bã hữu cơ hòa tan trong nước theo kiểu thực bào hayẩm bào.
+ Quá trình tiêu hoá nội bào: bằng cách hình thành không bào tiêu hóa và thực hiện quá trình tiêu hóa bên trong tế bào, đặc trưng cho động vật nguyên sinh.
- Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp
- Trùng chân giả có khả năng kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi. Đó là quá trình co cơ thể lại, thải bớt nước và thức ăn ra ngoài, hình thành vỏ cứng có hai lớp. Khi điều kiện thuận lợi thì chúng phân hủy vỏ và trở lại hoạt động bình thường. Nhờ có bào xác mà trùng chân giả có thể phát tán được do luồng gió hay dòng nước và tồn tại được tron điều kiện sống bất lợi.
* Đặc điểm sinh sản
- Sinh sản vô tính: Phân đôi, liệt sinh. Tốc độ sinh sản vô tính phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà chủ yếu là thức ăn. Nếu thức ăn đầy đủ, nhiệt độ thích hợp thì loài Amoeba proteus cứ 1-2 ngày phân chia một lần, một số trùng lõ sinh sản vô tính bằng liệt sinh.
- Sinh sản hữu tính: Chỉ xảy ra ở một số ít loài, đó là sự kết hợp của hai tế bào sinh dục hay của hai nhân sinh sản.
* Phân loại và tầm quan trọng
Trùng chân giả có khoảng 10.000 loài hiện đang sống và số lượng lớn loài hóa thạch nhờ vào cơ thể có vỏ rắn, một lớp và chia làm 3 bộ.
- Bộ amíp trần:
+ Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể không có bộ xương hay vở bọc, hình dạng cơ thể luôn thay đổi. Các amíp trần có chân giả khác nhau về số lượng (1 hay nhiều), hình dạng (thùy, sợi, nhú, gai…) và về độ lớn.
+ Đặc điểm sinh thái: Phần lớn amíp trần sống tự do trong nước ngọt và đất ẩm, chỉ một số loài kí sinh trong ruột người và động vật. Ví dụ amíp lỵ (Entamoeba hystolytica) kí sinh gây bệnh lỵ ở người, tạo các vết loét dạng núi lửa trên mặt trong của thành ruột. Chúng ăn hồng cầu và có thể theo máu và bạch huyết vào gan gây ap xe gan.
- Bộ amíp có vỏ:
+ Đặc điểm cấu tạo: Sai khác chủ yếu với amíp trần là chúng có thêm một lớp vỏ bằng silic hoặc kitin, co khi gắn thêm các hạt cát, vừa có tác dụng bảo vệ, vừa có tác dụng nâng đỡ cơ thể.


+ Đặc điểm sinh thái: Chỉ gặp ở nước ngọt, là thành phần của sinh vật đáy. Các giống gặp phổ biến ở nước ngọt: Arcella, Diffugia, Centropyxis, Euglypha…

Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora)
* Đặc điểm cấu tạo cơ thể: Có tổ chức cao nhất, xuất hiện nhiều cơ quan tử:
- Cơ quan vận chuyển: Là lông bơi, ngắn hơn roi. Mỗi lông bơi giống nhau ở tất cả sinh vật có nhân thật (Eukaryota). (Dọc theo lông bơi có hệ trục (axoneme) giữ cho lông bơi có hình thái ổn định. Hệ sợi trục gồm 11 chùm vi ống (9 ngoại vi và 2 trung tâm). Mỗi vi ống (microtubule) do tubulin kết thành (protein này rất gần actin có trong cơ của động vật đa bào). Giữa các chùm này có các sợi mảnh liên kết với nhau. Số lượng vi ống ở trong mỗi chùm ngoại vi và chùm trung tâm không giống nhau ở gốc lông và phần ngọn lông. Phần gốc có 3 vi ống trong mỗi chùm của ngoại vi (ký hiệu là A, B, C), trong khi đó phần trung tâm chỉ có 1 vi ống, còn phần ngọn có 2 vi ống cho mỗi chùm ở ngoại vi và 2 vi ống cho phần trung tâm. Trong phần ngọn lông có 2 sợi dynein hướng từ vi ống A đến vi ống B bên cạnh (dynein là một protein gần với myosin trong tế bào cơ của động vật đa bào, gắn với hoạt động của ATPaza cung cấp năng lượng cho lông bơi). Phức hợp cấu trúc gốc lông bơi (complex infraciliatire) đặc trưng cho Trùng lông bơi điều hòa hoạt động của vô số lông bơi trên bề mặt cơ thể. Các thể gốc  được nối với nhau bằng mạng vi ống (microtubule), vi sợi (microfilament) và sợi lưới (kinotodesm) nằm xen giữa các ty thể. Phức hợp này là đặc điểm chẩn loại (diagnos) quan trọng để xác định nhóm Trùng  lông bơi). Lông bơi hoạt động giúp cơ thể di chuyển, đưa thức ăn vào miệng, loại bỏ chất cặn bã trong quá  trình  trao  đổi  chất và các chất cặn bẩn bám trên cơ thể của chúng. Ngoài ra chúng còn tạo nên lớp nước giàu ô xy bao bọc quanh cơ thể. Ngoài ra, lông bơi của một số loài còn liên kết với nhau để tạo thành màng uốn, màng lông và gai nhảy.
- Hệ thống màng tế bào:
+ Có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp màng: Lớp màng ngoài (plasmalemma) và lớp màng trong. Hai lớp này tiếp xúc với nhau ở gốc lông bơi và phần đỉnh của bao chích. Phần còn lại tạo thành khoảng trống bao quanh gốc lông bơi.
+ Màng cơ thể vừa chắc chắn, vừa mềm dẻo giữ cho cơ thể con vật vừa có hình thái ổn định vừa giúp cho con vật biến dạng nhất thời khi len lỏi qua khe hẹp hay giúp chúng điều chỉnh lượng nước và các ion của cơ thể.
- Cơ quan tử tiêu hoá:
+ Cấu tạo: Bắt đầu từ ngoài là bào khẩu, tiếp theo là bào hầu đều có lông bơi (tiêm mao) rung động để vận chuyển thức ăn, bào giang ở phần sau cơ thể.
+ Hoạt động tiêu hoá: Không bào tiêu hoá được hình thành ở đáy bào hầu, sau khi tích lũy đủ thức ăn bên trong thì di chuyển dần vào trong, quá trình này thường kéo dài và đường đi thường có nhiều vòng nhằm tiêu hoá hết thức ăn. Các men tiêu hoá có trong tế bào chất sẽ xâm nhập vào không bào tiêu hoá để phân huỷ thức ăn. Sau khi tiêu hoá hết thức ăn thì chất cặn bã được mang ra thải ở phần sau cơ thể gọi là bào giang.
- Cơ quan tử bài tiết là không bào co bóp: Cấu tạo phức tạp: Lỗ thải của không bào co bóp tồn tại thường xuyên, được xác định bằng hệ vi ống. Không bào co bóp có nhiều rãnh, có bao trung tâm, nhịp điệu co bóp phụ thuộc vào nồng độ muối và nhiệt độ (sau 40 phút = khối lượng cơ thể).
- Bộ nhân: Gồm nhân lớn (macronucleus) làm nhiệm vụ dinh dưỡng và nhân nhỏ (micronucleus) làm nhiệm vụ sinh sản.
Như vậy so với động vật nguyên sinh khác thì số lượng cơ quan tử của Trùng lông lớn, lập thành hệ thống (người ta gọi là sự nhảy vọt về mức độ "trên tế bào").
* Đặc điểm sinh sản
- Sinh sản vô tính: Phân đôi theo chiều ngang: nhân nhỏ và nhân lớn đều phân chia nguyên nhiễm. Kết quả sẽ hình thành 2 cơ thể mới và nếu cơ thể nào thiếu cơ quan tử nào đó thì sẽ  hình thành sau. Thời gian phân chia thay đổi từ 1 - 3 lần/ngày.


Hình 1.  Sinh sản vô tính của trùng lông bơi (Theo Hickman)
Sinh sản hữu tính: Tiếp hợp 2 cá thể: Hai cơ thể khác dòng ghép đôi với nhau, màng tế bào phía bụng tan ra và hình thành cầu nối nguyên sinh chất.
+ Nhân lớn trong mỗi cá thể tan biến.
+ Nhân nhỏ phân chia 2 lần liên tiếp tạo ra 4 tiền nhân (pronucleus), 3 tiền nhân tiêu biến, 1 tiền nhân còn lại ở mỗi cá thể sẽ phân chia cho ra 1 tiền nhân định cư và 1 tiền nhân di động.
+ Tiền nhân di động của cá thể này sẽ kết hợp với tiền nhân định cư của cá thể kia để hình thành nhân kết hợp (synkarion) ở mỗi cá thể.
+ Sau đó 2 cá thể tách rời nhau ra. Nhân kết hợp sẽ nguyên phân cho ra 4 nhân bé và 4 nhân lớn rồi phân chia vô tính để cho ra 4 cá thể mới.
Như vậy, sinh sản bằng phân chia chỉ xảy ra sau khi rời bạn ghép đôi.

- Ý nghĩa của sự tiếp hợp là các cá thể tham gia tiếp hợp là từ các dòng ghép đôi (mating type) khác nhau trong phạm vi các nhóm đồng gen (mà một số coi các cá thể đồng gen là một loài độc lập). Hiện tượng tái tổ hợp bộ nhân xẩy ra trong mỗi cơ thể riêng biệt (không có sự ghép đôi) và được gọi là hiện tượng nội hợp (autogamy). Tất cả đều có thể xem như là sự thụ tinh của động vật. Kết quả là hình thành 2 cơ thể mới phong phú về AND, thống nhất được tính di truyền của bố, mẹ, có tác dụng như hiện tượng “cải lão hoàn đồng”. Tái tạo bộ nhân là một yêu cầu không thể thiếu được của quần thể Trùng lông bơi. Ví dụ ở Trùng cỏ thì cứ 50 thế hệ sinh sản vô tính thì phải có 1 lần sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp để đảm bảo sự phân hóa bình thường của quần thể. Từ thế hệ thứ 600 do sinh sản vô tính, thì trùng cỏ không còn nhận biết bạn ghép đôi của mình nữa và sau 100 thế hệ sinh sản vô tính thì trùng cỏ sẽ chết.
* Đa dạng và tầm quan trọng: Có khoảng 6000 loài, 160 họ, 20 bộ, 65% số loài sống tự do, còn lại là sống ký sinh hay hội sinh.
- Nhóm  Đồng  mao  (Holotricha  =  Kinetofragminophora):  Phân  bố rộng rãi nhất, đại diện sống tự do là các giống Paramoecium, Didinium.
- Nhóm Trùng lông bơi có ít màng uốn (Heterotricha = Oligohynophora): Có tiêm mao gần miệng kết thành 4 màng uốn: Đại diện có trùng loa kèn (Stentor). Ở Việt Nam có các loài gây bệnh cho cá Ichthyopthirius multifilis, Chilodon cyprini ký sinh ở mang cá chép, mè, trắm cỏ.


- Nhóm Có màng uốn xoắn (Polyhymenophora): Màng uốn quanh miệng. Loài Balantidium coli ký sinh ở người, lợn. Ngoài ra có các giống Colpoda, Tetrahymena và Trùng nhảy.
Ngành Trùng mặt trời (Heliozoa)
·                      Đặc điểm cấu tạo:
Nhìn bên ngoài thấy hình dạng cơ thể
giống với Trùng phóng xạ, tuy nhiên có các sai
khác quan trọng sau:
- Không có nang trung tâm.
- Có thể có một hay nhiều nhân.
- Có không bào co bóp.
- Chân giả tỏa ra xung quanh, không bắt nhánh với nhau, giữa mỗi chân giả có trụ đặc, bọc xung quanh là nguyênsinh chất. Chân giả có thể kéo dài hay rụt ngắn lại hoặc chụm vào nhau
nên chúng bắt mồi rất hiệu quả.


Đặc điểm sinh thái: Chủ yếu sống ở nước ngọt như các ao, hồ, đầm. Có thể gặp một số loài sống ở biển.

Ngành Trùng roi động vật (Euglenozoa)
* Đặc điểm cấu tạo, sinh lý
- Hình dạng cơ thể: Sai khác nhau: hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị. Cơ thểTrùng roi có lớp tế bào chất ngoài
cùng (ngoại chất) phân hóa thành màng phim (pelliculla), một số còn có lớp che ngoài, hoặc một lớp keo (Volvox), lớp sừng hay lớp xenluloz như ở tế bào thực vật (Dinoflagellata).
- Roi:
+ Là phần chuyên hóa của tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển và đưa thức ăn vào cơ thể.
+ Cấu tạo: Roi có 2 phần, phần ngoài (phần ngọn) di chuyển xoắn ốc làm cho cơ thể chuyển động nhưmột mũi khoan, còn phần gốc
nằm trong ngoại chất. Dọc roi có 9 chùm sợi, xếp đều theo vòng bao ngoài và mộtchùm sợi nằm ở phần trung tâm.
(Phần ngọn roi mỗi chùm sợi có 2 sợi đơn, còn ở phần gốc roi mỗi chùm sợi có 3 sợi đơn, các sợi này chính làcơ quan vận động của roi. 2 sợi đơn nằm ở trung tâm có đường kính mỗi sợi là 250A0 và có tâm của sợi này cách sợikia là 300Å, 2 sợi này xuất phát từ hạt trục ở gốc. Sợi giữa là sợi nâng đỡ cho roi. Phần gốc roi nằm trong ngoại chấtcủa tế bào còn có thể gốc (kinetosom) là hạt hình trụ có màng bao quanh, đôi khi gốc của roi còn nằm sâu vào trong nội chất, thậm chí tiếp xúc với màng nhân để hình thành nên thể rễ (rhizoplast). Một số loài trùng roi còn có thểcận gốc với hình dạng khác nhau như hình trứng, hình trụ hay nhiều thùy, thể cận gốc nằm cạnh thể gốc, có chứcnăng tương tự như thể golgi (tập trung chất dự trữ dùng để vận động roi). Một số trùng roi thuộc bộ Kinetoplastidacạnh thể gốc còn có hạt gốc (kinetoplast) có cấu tạo tương tự như ty lạp thể, chứa nhiều AND cung cấp năng lượngcho vận động của roi. Một số trùng roi sống ký sinh trong cơ thể động vật, phần gốc của của roi có màng uốn (đó làmột phần nguyên sinh chất của cơ thể gắn với gốc roi) giúp cho con vật chuyển động dễ dàng hơn trong môi trường cóđộ nhớt cao của máu động vật).
- Dinh  dưỡng: Phức  tạp  hơn Trùng chân giả.
+ Dinh dưỡng dị dưỡng: Thức ăn là vi khuẩn, động vật nguyên sinh nhỏ và tảo đơn bào. Khi roi chuyển động thì sẽ tạo ra dòng nước mang thức ăn vào bào khẩu ở gốc roi, qua bào hầu vào nội chất, tại đây hình thành không bào tiêu hóa. Sau khi phân hủy thức ăn, chất dinh dưỡng được hấp thụ còn chất cặn bã được thải ra ngoài, phía sau cơ thể.
+ Dinh dưỡng hoại sinh: Hấp thụ thức ăn trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
+ Dinh dưỡng tự dưỡng: Một số trùng roi có khả năng dinh dưỡng tự dưỡng (dinh
thực vật), tức là chúngcó thể sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ nhờ vào lục lạp. Thức ăn dự trữ của Trùng roi là hạt á tinhbột, tinh bột, hạt glucogen, các giọt dầu... trong tế bào chất.
- Có cơ quan thị giác ở một số Trùng roi là điểm mắt (stigma), nằm ỏ gốc roi, có thể coi là cơ quan thị giác nguyênthủy nhất. Điểm mắt là nơi tích lũy những hạt sắc tố nhỏ, có thành phần hóa học là lipoit. Ở giống Peridinea, điểm mắt  có  kích  thước  khá  lớn  (đạt  tới 25μm), gồm nhiều hạt sắc tố hợp lại thành hình cốc, trong lòng cốc có dự trữcác hạt á tinh bột trong suốt như một thấu kính.
- Cơ quan điều hòa áp suất là không bào co  bóp,  thường  hình  thành  một  hệ  thống nằm phía trước cơ thể, đôi
khi có bể chứa thông với bên ngoài.


* Đặc điểm sinh sản:
- Sinh sản vô tính: Phần lớn chia đôi cơ thể theo chiều dọc, trong quá trình phân chia, con vật vẫn phát triển bìnhthường. Sự phân chia bắt đầu là nhân, sau đến là nguyên sinh chất và cuối cùng là thể gốc và màng cơ thể. Kết
quả của quá trình  phân chia là một cá thể có roi còn cá thể kia sẽ hình thành roi từ thể gốc. Một số trùng roi sau khi phân chia vô tính, các cá thể gắn với nhau tạo thành tập đoàn. Có thể là tập đoàn dạng cành cây (Dinobryon) hay tập đoàn dạng hình cầu (Volvox).
-
Sinh sản hữu tính: Khác nhau ở các Trùng roi khác nhau: Trùng roi thuộc các nhóm Polytoma vàChlamidomonas sinh sản theo kiểu đẳng giao, nghĩa là các giao tử giống nhau. Các trùng roi tập đoàn thuộc họ Volvocidae thì sinh sản theo lối dị giao, nghĩa là các giao tử khác nhau về hình dạng và kích thước. Ở tập đoàn Volvox sinh sản hữu tính noãn giao, nghĩa là các giao tử gần giống với tinh trùng và noãn chấu

* Phân loại và tầm quan trọng:
Có khoảng 6.000 - 8.000 loài, sống phổ biến trong nước (ngọt và biển), một số sống ký sinh.
- Trùng roi màu (Trùng roi xanh - Euglenoidea): Bao  gồm  các  Trùng  roi  mà  cơ  thể  của  chúng có hạt màu (chromatophora), chúng là động vật có thể dinh dưỡng tự dưỡng hay hỗn dưỡng, sản phẩm đồng hóa là các á tinh bột, tinh bột hay các chất dinh dưỡng khác. Các giống thường gặp là Euglena, Phacus.
- Trùng roi Có hạt gốc (Kinetoplastida): Bao  gồm  các  Trùng  roi  mà  cơ  thể  của  chúng không màu, tự dưỡng hoặc hoại dưỡng. Phần lớn sống cộng sinh. Một số sống kí sinh gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc.



+ Giống Trypanosoma sống trong máu cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú, nhiều loài không gây bệnh nhưng một số ít gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. Trypanosoma rhodesiense gây bệnh “ngủ li bì” phổ biến ở vùng xích đạo châu Phi, làm chết trên một triệu người trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Hiện nay, hàng năm có khoảng 10.000 người nhiễm bệnh, trong đó số tử vong chiếm khoảng một nửa. Vật chủ trung gian truyền bệnh là ruồi txe - txe. (Người bệnh ban đầu sốt nhẹ, sau đó kiệt sức và buồn ngủ, nếu không chữa thì sẽ chết dần trong một giấc ngủ mê mệt. LoàiTrypanosoma gambiense gây bệnh ở người, còn ruồi txe - txe truyền bệnh là Glossina palpilis). Trypanosoma Cruzi gây bệnh Chagas (rối loạn thần kinh trung ương và ngoại biện) ở Trung và Nam Mĩ. Ở nước ta, bệnh do Trypanosoma chỉ mới gặp ở gai súc, Trypanosoma evansi gây bệnh sura cho trâu bò.


Leishmania ký sinh trong tế bào. Có 2 loài gây bệnh cho người là L.donovado gây bệnh hắc nhiệt (kalaaza) (Nơi ký sinh trong người là gan, thận, tủy xương, lá lách, tuyến tinh, gây sưng và thương tổn các bộ phận đó. Bệnh nặngcó thể gây tử vong. Gặp phổ biến ở Nam Á và Trung Á.) và loài L. tropica gây bệnh lở lóet ngoài da, gọi là bệnh"mụn phương Đông". (Bệnh nhân mọc những mụn đỏ, sưng to và chảy nước vàng. Bệnh phổ biến ở Trung Đông, Bắc Phi và Bắc Ấn Độ. Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi cát (Plebotomus papatasi và P. sergenti)).


jnozoa)
* Đặc điểm cấu tạo:
- Cơ thể có dạng tế bào cổ áo đặc trưng, sống đơn
độc hay tập đoàn. Tập đoàn trùng roi cổ áo có thể dạng cànhcây phân nhánh hay chìm thành một khối, dạng keo.
- Mỗi cá thể có một roi hướng về trước, xung quanh roi là một vành lông nhung (microvili) kết thành một cổ áo baoquanh gốc roi. Khi roi chuyển động sẽ tạo nên dòng nước cuốn theo thức ăn và oxy.
* Đặc điểm sinh thái: Sống ở nước ngọt hay mặn, phần lớn sống bám. Trong đó đáng chú ý tập đoànProterospongia có
hàng trăm cá thể sống trôi nổi, có thể hình dung như là một động
vật Thân lỗ đơn giản, được xem là có quan hệ chủng loại giữa hai nhóm động vật có loại tế bào cổ áo này

Ngành Trùng bào tử (Sporozoa)
Có khoảng 3.900 loài ký sinh trong tế bào,
trong ruột hay trong xoang cơ thể. Có nhiều loài gây bệnh cho người và gia súc.
* Trùng hai đoạn
- Đặc điểm cấu tạo và sinh lý:
+ Kích thước cơ thể: Tương đối lớn (10mm - 16mm).
+ Hình dạng: Hình thoi.
+ Cấu tạo cơ thể:  Chia 2 phần: phần trước - protomerit là cơ quan bám và phần sau- deuteromerit chứanhân tế bào). Bên ngoài cơ thể là cuticun. Ngoại chất phân hoá phức tạp hình thành các sợi co rút và nâng đỡ -bào cốt (morphonema). Hạt dự trữ là paraglycogen.
+ Sự dinh dưỡng, hô hấp và bài tiết đều thực hiện qua bề mặt cơ thể.
- Chúng  kí  sinh trong phần lớn động vật không xương sống nhưng ít gây hại.
- Sinh sản và vòng đời phát triển: Có xen kẽ thế hệ sinh giao tử và sinh bào tử. Bắt đầu sinh sản hữu tính rồi đến sinh sản vô tính.
+ Sinh sản hữu tính: Trùng Hai đoạn nối thành cặp, cuộn tròn lại và tiết vỏ tạo thành kén (cyste = bào xác). Mỗi cáthể trong kén phân chia nguyên nhiễm nhiều lần để hình thành giao tử cái và đực. Các giao tử dồn về phần ngoàivà phía dưới. Hai giao tử khác tính hình thành nên hợp tử kết vỏ tạo thành kén trứng (oocyste). Kén trứng mở đầu giaiđoạn sinh sản vô tính.
+ Sinh sản vô tính: Tế bào trong kén trứng phân chia liên tiếp 3 lần, 2 lần đầu giảm nhiễm cho ra 8 trùng bàotử (sporozoit). Như vậy
trong kén có vô số Trùng bào tử được bảo vệ bởi 2 lớp vỏ. Thường
thì kén theo phân ra ngoài, khi xâm nhập vào ruột vật chủ thì dịch tiêu
hóa của vật chủ sẽ phá vỡ vỏ của kén và vỏ giải
phóng Trùng haiđoạn con. Ra khỏi kén, Trùng Hai đoạn sẽ cắm vào thành ruột, lớn dần lên, hình thành đoạn trước và đoạn sau, pháttriển thành Trùng Hai đoạn trưởng thành bắt đầu một thế hệ mới.

* Trùng  hình  cầu  (Coccidiida)
- Đặc điểm cấu tạo và sinh lý:
+ Kích thước cơ thể: kích thước nhỏ.
+ Hình dạng: Hình cầu
- Ký sinh trong tế bào mô bì ruột, gan, thận và một vài nội quan khác của động vật.
- Sinh sản và vòng đời: Vòng đời xen kẽ đều đặn thế hệ sinh sản hữu tính (bằng noãn giao) và vô tính, qua 1 hay 2vật chủ.
- Phổ  biến  nhất  là  loài  Eimeria sticolae ký sinh ở thỏ và người, Toxoplasma gondii gây bệnh cho động vật máu nóng, triệu chứng giống bệnh thương hàn.

* Trùng Bào tử máu (Haemopridia)
- Đặc điểm cấu tạo: Kích thước cơ thể: kích thước nhỏ (trùng sốt rét Plasmodium chỉ dài 5 - 8μm), phân hoáphức tạp.
- Kí sinh gây bệnh, nguy hiểm nhất là Plasmodium gây bệnh sốt rét cho chim, thú, người. Bệnh sốt rét ở nước tado P. falciparum gây ra (80%).
- Sinh sản và vòng đời: Vòng đời xen kẽ đều đặn thế hệ sinh sản hữu tính (bằng noãn giao) và vô tính, qua 1 hay 2vật chủ. Phát triển không qua môi trường ngoài.
Ví dụ: Vòng đời của Plasmodium gây bệnh sốt rét cho người
+ Thời kì sinh sản vô tính: Khi muỗi mang trùng bào tử máu đốt người thì trùng bào tử theo máu vào gan, liệt sinhở tế bào gan hình thành vô số liệt thể. Quá trình này lặp lại nhiều lần, kéo dài 14 ngày - gọi là thời kỳ ủ bệnh. Sau đó, liệtthể chui vào huyết cầu, tiếp tục liệt sinh phá huỷ hồng cầu rồi xâm nhập vào hồng cầu khác. Thời gian liệt sinh tronghồng cầu tùy thuộc vào mỗi loài Trùng bào tử máu khác nhau (Vídụ: P.falciparum và P. vivax là 48 giờ, P. malariae là72 giờ). Người bệnh sốt và rét từng cơn (cách nhau ứng với thời gian giữa hai lần liệt sinh trong hồng cầu), hồng cầu bị  phá huỷ nghiêm trọng, lách và gan bị sưng, người bệnh bị kiệt sức.
+ Thờikìsinh sản hữu tính: Các liệt thể chui vào hồng cầu hình thành các mầm giao tử lớn và mầm giao tửbé. Khi muỗi đốt người bệnh, mầm giao tử lớn và mầm giao tử bé vào cơ thể muỗi, các mầm giao tử lớn chora một giao tử lớn và mầm giao tử bé phân chia cho ra 5 - 6 giao tử bé. Giao tử lớn và giao tử bé gặp nhau sẽ kếthợp với nhau hình thành nên hợp tử di động được gọi là noãn động. Noãn động lách qua thành ruột muỗi, hình thành nênkén trứng, kén trứng hình thành nhiều trùng bào tử chuyển đến tuyến nước bọt
muỗi chờ để khi muỗi đốt người lành thì chúng sẽ vào máu người.


Ngành Trùng phóng xạ (Radiolozoa)
* Đặc điểm cấu tạo cơ thể:
- Hình dạng: Hình cầu, hình khối.
- Kích thước: Dao động từ 40 - 50μm đến 1mm.
- Vỏ cơ thể: Phần lớn Trùng phóng xạ có vỏ bọc đều đặn bao lấy
tế bào chất hay hình thành nhiều gai xươngtỏa ra xung quanh. Vỏ
này có cấu tạo bằng SiO2 hay SrSO4 vừa
làm cho vỏ bền, chắc, vừa làm cho vỏ nhẹ, giúp
cho con vật nổi trong nước. Do vỏ có hình dạng rất khác nhau và có thể liên kết với nhau, tạo nên những hình thùrất kỳ dị và rất
đẹp. Tuy vậy, vẫn có một số loài Trùng phóng xạ không có bộ xương (trần), sống tập đoàn.
- Tế bào chất: Có nang trung tâm: đó là một màng được phân hóa từ một phần của tế bào chất, chia tếbào chất thành 2 phần là phần trong nang và phần ngoài nang (hai phần này không tương
ứng với nội chất và ngoạichất). Thành nang trung tâm có nhiều lỗ thủng nhỏ, qua đó nguyên sinh chất
trong nang thông với ngoài nang. Trong nguyên sinh chất của Trùng phóng xạ còn gặp một số lớn các tảo đơn bào (thuộc bộ Dinoflagellata) sốngcộng sinh (chỉ gặp ở các Trùng phóng xạ sống ở vùng biển nông, nơi có ánh sáng chiếu tới).
- Chân giả: Gồm nhiều sợi, xuyên qua thành nang trung tâm tỏa ra ngoài. Đó là phần được hình thành từ cácphần tế bào chất quánh hơn nằm phía ngoài. Chân giả có thể liên kết và hình thành các nhánh để tăng hiệu quả bắtmồi.

* Đặc điểm sinh sản:
- Sinh sản vô tính bằng cách chia đôi: Bộ xương của cá thể mẹ hoặc chia đôi hay ở lại trên một cá thể, cá thể kiasẽ hình thành nên vỏ mới. Khi phân đôi, nhân trong nang trung tâm có số lượng nhiễm sắc thể rất lớn do đặc điểmđa bội của nhân (có thể có tới trên 1.000 nhiễm sắc thể).
- Sinh sản hữu tính: Một số loài trong bộ Acantharia có khả năng sinh sản hữu tính với các giao tử có 2 roi.
* Phân loại: Có khoảng 7.000 - 8.000 loài, sống ở vùng biển có độ sâu từ 0-8.000m, phong phú ở các vùng nông của biển ấm. Có một số lớn các loài đã hóa thạch, chia thành 5 bộ:
- Bộ Acantharia: Có bộ xương bằng SrSO4, với 20 gai phóng xạ xếp thành 5 vành. Ở gốc gai có sợi cơ điều chỉnh giúp cho con vật chuyển dịch vị trí trong nước. Đại diện có loài Acanthometra elastica.
- Bộ Spumellaria: Có bộ xương bằng SiO2, có thể có các gai xương hay kết lại thành bộ xương. Đại diện có loàiThalassophyta pelagica
- Bộ Nasselaria: Có bộ xương SiO2, đa dạng, chủ yếu gồm từng nhóm 4 xương gắn với nhau, kết thành bộ xương kỳ dị. Bao trung tâm không phải hình cầu. Đại diện có loài Medussetta craspedota.
- Bộ Phaeodaria: Có bộ xương SiO2, bao trung tâm có 3 lỗ lớn. Có thể
xám, nơi tập trung chất tiết và giữ trữ thức ăn. Sống ở biển sâu.
- Bộ Sticholonchea: Cơ thể đối xứng 2 bên với 18 - 20 gai xương phóng xạ. Chỉ mới phát hiện một giống làSticholonche.
* Tầm quan trọng:
- Trong công nghiệp vỏ của Trùng phóng xạ dùng để đánh nhẵn mặt kim loại.
- Vỏ của Trùng phóng xạ cũng là hóa thạch dùng để xác định tuổi địa tầng.
Ngành Trùng vi bào tử (Microsporodia)
- Kích thước cơ thể: Rất bé (4 - 6μm).
- Tế bào không có ty thể và không có cơ quan đỉnh.
- Ký sinh trong cơ thể động vật (sâu bọ và các chân khớp khác).
- Đa dạng và tầm quan trọng: Có khoảng 850 loài ký sinh ở sâu bọ, cá. Giống Nosema có tầm quan trọng cho nghề nuôi ong và tằm. Loài Nosema bombycis gây bệnh tằm gai (hình 2.20) và N. apis gây bệnh kiết lỵ ở ong. Nhiều loài được sử dụng trong đấu tranh sinh học.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 20/06/2015

https://sinhhocplus.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết